Đặc điểm hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân có liên quan đến đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

5. Nội dung nghiên cứu

1.2.2. Đặc điểm hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân có liên quan đến đánh giá

giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

QTDND là một kênh tín dụng quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. QTDND có ở khắp các tỉnh thành và địa phương trong cả nước. Nét đặc biệt của loại doanh nghiệp tín dụng được thể hiện ở các nội dung sau:

- QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập nhằm góp phần đa dạng hóa loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, ...

- Là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động QTDND cũng sẽ gặp phải những rủi ro phổ biến của một TCTD như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro đạo đức, tài sản,... Tuy nhiên so với các loại hình TCTD khác, QTDND thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, đổ vỡ hơn bởi những đặc thù riêng biệt của hệ thống này, đó là:

+ QTDND hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế, trình độ còn thấp, sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời vụ, thiên tai, giá cả, ... ). Trong khi đó quy mô hoạt động, năng lực tài chính của QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, nhận thức của đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế, bất cập.

+ Cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ khó đảm bảo các điều kiện về an toàn kho quỹ, giao thông, liên lạc không thuận lợi gây khó khăn cho hoạt động.

+ QTDND không có được một số lợi thế như các NHTM, đó là: được tham gia thị trường vốn, thị trường liên ngân hàng,....

+ Các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địa bàn nhiều vùng khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn dịch”, tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì khả năng lây lan sang các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống là khó tránh khỏi.

- Nguồn vốn hoạt động của QTDND là giá trị tiền tệ do QTDND tạo lập hay huy động được dùng để cho vay đầu tư hay thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác trong các hoạt động kinh doanh của QTDND. Nguồn vốn hoạt động của QTDND tương đối đơn giản được hình thành từ các nguồn sau: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay và vốn khác.

- Sử dụng vốn: chủ yếu là cho vay các thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng là hợp tác tương trợ, đặt lợi ích của thành viên lên trước, không quá vì mục tiêu lợi nhuận nhưng Quỹ tín dụng cũng phải đảm bảo có tích lũy để phát triển, khẳng định tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Cường độ cạnh tranh trong lĩnh vực Quỹ tín dụng ngày càng cao: hoạt động của QTDND bị áp lực cạnh tranh từ các NHTM; theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN thu hẹp địa bàn hoạt động của các QTDND có xã liền kề và chấm dứt tư cách thành viên đối với những thành viên lâu năm không còn quan hệ giao dịch với QTDND nên phần nào bị ảnh hưởng.

- Trên Bảng cân đối kế toán của QTDND khác các doanh nghiệp: tài sản của QTDND là các khoản cho vay khách hàng, là nguồn đi vay, không phải giá trị mà Quỹ tín dụng sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)