Nhân tố vĩ mô (nhóm nhân tố khách quan)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 29 - 31)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Nội dung nghiên cứu

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND

1.3.1. Nhân tố vĩ mô (nhóm nhân tố khách quan)

1.3.1.1. Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội

* Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối thủ cạnh tranh vừa là trở lực đối với mỗi doanh nghiệp, vừa là động lực để doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phải cải tiến quy trình công nghệ và đổi mới phương thức quản lý nhằm tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ biết cạnh tranh với nhau mà còn phải biết liên kết liên doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực sản xuất.

Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức tín dụng trung gian làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các TCTD. Nếu môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các TCTD dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các TCTD như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân.

Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và các TCTD nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển ... Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành tín dụng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đẩy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý... ). Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các TCTD Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị, công nghệ đến nguồn nhân lực.

Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD.

1.3.1.2. Môi trường pháp lý

* Môi trường Chính trị pháp luật: Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tuân theo thể chế chính trị và pháp luật. Sự ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động đồng thời còn là trọng tài khi cần thiết để phân xử các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể - doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi ứng xử của doanh nghiệp trong môi trường đó, cũng đồng thời tận dụng những thời cơ thuận lợi của môi trường này để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý: Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Thực tiễn cho thấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp

với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Khác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khi mà họ có một hệ thống luật khá đầy đủ và được sửa đổi và bổ sung nhiều lần trong quá trình phát triển của mình thì ở Việt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tế thị trường hơn 20 năm, do đó hệ thống luật còn thiếu và chưa đầy đủ và đây cũng thực sự là một trở ngại đối với hoạt động của các TCTD.

Đồng thời, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi Việt Nam phải sớm thông qua các Bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế, có như vậy hệ thống luật pháp mới thực sự tạo lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, rõ ràng môi trường luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động của các TCTD nói riêng, là cơ sở tiền đề cho các TCTD phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)