5. Nội dung nghiên cứu
1.3.2. Nhân tố vi mô (nhóm nhân tố chủ quan)
1.3.2.1. Năng lực tài chính
* Vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là việc tối đa hóa lợi ích dựa trên chi phí bỏ ra hay là tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nhất định nào đó. Vì vậy vốn kinh doanh chính là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đạt được mục đích cuối cùng của chủ doanh nghiệp. Khối lượng vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động do không tận dụng được lợi thế về quy mô, không tận dụng được các cơ hội kinh doanh khi nó xuất hiện.
QTDND được thành lập với mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát huy sức mạnh tập thể, giúp đỡ thành viên phát triển SXKD, dịch vụ và
nâng cao đời sống. Hoạt động của QTDND khá đơn điệu là chỉ thực hiện việc huy động vốn và cho vay nên đã hạn chế đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của QTDND tương đối đơn giản được hình thành từ các nguồn sau: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một Quỹ tín dụng vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một Quỹ tín dụng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.
1.3.2.2. Năng lực quản trị
Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.
1.3.2.3. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Công nghệ kỹ thuật là yếu tố cơ bản bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp một cách vững chắc. Ngày nay con người đã thống nhất về luận điểm cho rằng: Công nghệ là chìa khóa để làm chủ sự phát triển kinh tế xã hội, “Ai làm được công nghệ, người đó sẽ làm chủ được tương lai”. Làm chủ được công nghệ là đòi hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi công nghệ và kỹ thuật quyết định đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất,... của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì phải luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ứng dụng tiến bộ công nghệ là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một TCTD. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì các TCTD khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thông. Năng lực công nghệ của TCTD thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các TCTD và tính độc đáo về công nghệ của mỗi TCTD.
1.3.2.4. Trình độ chất lượng của đội ngũ nhân viên
* Yếu tố nguồn lực: Nguồn nhân lực được xem là yếu tố tạo nên thành công của mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu có công nghệ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Con người, với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất, vừa là yếu tố của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi các TCTD càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. QTDND phải có đủ cán bộ có năng lực, hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ nhất là những cán bộ có trách nhiệm quản lý và điều hành. Kinh doanh tiền tệ tín dụng là một loại hình kinh doanh phức tạp, đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải thật năng động, nhạy bén với tình hình, tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt, sẽ giúp cho TCTD tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các TCTD giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.