PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Nội dung nghiên cứu
2.2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Gạo
2.2.1. Thu nhập và lợi nhuận của Quỹ tín dụng
Một Quỹ tín dụng khơng thể tồn tại và phát triển nếu khơng có hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho bản thân mình. Do đó, để Quỹ tín dụng hoạt động kinh doanh có giá trị cao thì nhà quản trị khơng thể bỏ qua việc phân tích một cách chi tiết thu nhập của Quỹ tín dụng. Ta đi nghiên cứu tình hình cụ thể, thực trạng thu nhập qua 3 năm 2015-2017 của QTDND Chợ Gạo như sau:
Bảng 6: Thu nhập của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2017/2015 triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % ± %
1. Thu lãi cho vay 2.130 87,77 2.296 83,42 2.414 86,49 284 13,33
2. Thu lãi góp vốn cổ phần QTDTW (ít khơng tính)
0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
3. Thu lãi tiền gửi 228 9,39 364 13,23 234 8,38 6 2,63
4. Thu từ nợ gốc đã
xử lý rủi ro 11 0,45 30 1,09 2 0,07 (9) (81,82)
5. Thu nhập khác 58 2,39 62 2,26 141 5,06 83 143,10
TỔNG THU 2.427 100 2.752 100 2.791 100 364 15
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-2017
Tổng thu nhập của QTDND Chợ Gạo năm 2015 là 2 tỷ 427 triệu đồng, năm 2016 là 2 tỷ 752 triệu đồng và năm 2017 là 2 tỷ 791 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2015. Nhìn Bảng 6 ở trên ta có thể thấy thu lãi cho vay năm 2017 tăng so với năm 2015 là 13,33%, thu lãi cho vay chiếm 83% - 87% chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập của Quỹ tín dụng. Vì dư nợ tăng trưởng cao nên nguồn thu nhập của QTDND Chợ Gạo cũng tăng. Như vậy cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Quỹ tín dụng.
2.2.2. Chi phí và kết cấu chi phí
Ta đi phân tích cụ thể chi phí của QTDND Chợ Gạo qua 03 năm 2015-2017 để thấy được thực trạng hoạt động của Quỹ tín dụng có tốt hay khơng như sau:
Bảng 7: Chi phí của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2017/2015 triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % ± %
1. Chi trả lãi tiền gửi 1.377 59,12 1.492 59,30 1.654 63,75 277 20,12
2. Chi trả lãi tiền vay 29,182 1,25 49,272 1,96 32,000 1,23 2,818 9,66
3. Chi thanh toán
dịch vụ 2,767 0,12 8,454 0,35 6,484 0,25 3,717 134,33 4. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 42,818 1,85 50,788 2,02 43,026 1,66 0,208 0,48 5. Chi cho cán bộ nhân viên 556,418 23,89 597,225 23,74 609,982 23,51 53,564 9,63
6. Chi cho hoạt động
quản lý 123,184 5,29 143,370 5,70 117,023 4,51 (6,161) (5,0)
7. Chi về tài sản (khấu hao, mua sắm thêm,…)
45,092 1,94 55,588 2,21 43,312 1,67 (1,78) (3,9)
8. Chi dự phòng, Bảo hiểm tiền gửi
149,632 6,43 118,454 4,70 79,268 3,05 (70,364) (47,02)
9. Chi phí tham gia
Hiệp hội ngành nghề 2,660 0,11 0 0,00 9,415 0,37 6,755 253,95
10. Chi khác 0 0,00 0,5 0,02 0 0,00 (0) 0,00
TỔNG CHI 2.329 100 2.516 100 2.595 100 266 12
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-2017
Chi phí của Quỹ tín dụng năm 2017 cao nhất là 2 tỷ 595 triệu đồng, năm 2016 là 2 tỷ 516 triệu đồng và năm 2015 là 2 tỷ 329 triệu đồng. Năm 2017 tăng 12% so với năm 2015. Để biết được các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của Quỹ tín dụng ta đi phân tích một vài chi phí như: chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi thanh toán dịch vụ, chi cho cán bộ nhân viên, chi dự phòng bảo hiểm tiền gửi, chi cho hoạt động quản lý, .....
Chi trả lãi tiền gửi năm 2017 là 1 tỷ 654 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm và chiếm tỷ trọng 63,75% tổng chi phí; năm 2016 là 1 tỷ 492 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 59,30% tổng chi phí và năm 2015 là 1 tỷ 377 triệu đồng chiếm tỷ trọng là
59,12%. Năm 2017 tăng 20,12% so với năm 2015. Chi trả lãi tiền vay cũng tăng qua các năm, năm 2015 là 29 triệu 182 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 1,25%, năm 2016 là 49 triệu 272 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 1,96% và năm 2017 giảm còn 32 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 1,23%. Chi cho cán bộ nhân viên tăng qua các năm, năm 2015 là 556 triệu 418 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 23,89%/tổng chi phí, năm 2017 là 597 triệu 225 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 23,74%/tổng chi phí và năm 2017 là 609 triệu 982 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 23,51%/tổng chi phí, tăng 9,63% so với năm 2017. Cụ thể năm 2017 chi cho cán bộ nhân viên là 609.982.100 đồng, gồm chi lương và phụ cấp là 420.247.000 đồng, chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động là 23.900.000 đồng, các khoản chi để đóng góp theo lương là 94.077.100 đồng, chi ăn ca cho cán bộ nhân viên QTD là 7.758.000 đồng; tổng số nhân viên là 8 người, ta tính được trung bình 1 năm 1 người thu nhập là 76,248 triệu đồng/người.
Chi dự phòng: chi dự phòng Bảo hiểm tiền gửi của Quỹ tín dụng là dự phịng rủi ro tín dụng, được trích lập theo văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước theo từng nhóm nợ. Theo Bảng 7, chi dự phịng chiếm tỷ trọng từ 3-6% tổng chi phí. Số tiền giảm dần qua các năm, cho thấy rủi ro tín dụng ngày một giảm nên dự phịng giảm. Qua đó cho thấy cơng tác thẩm định cho vay của QTDND Chợ Gạo chặt chẽ, đem lại kết quả khả quan, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho QTDND Chợ Gạo.
2.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của QTDND Chợ Gạo
Mục tiêu của hoạt động kinh doanh là có lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn nội lực tăng cường và biểu hiện trực tiếp sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, là đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều muốn vươn tới nhằm bảo đảm sự sinh tồn, phát triển trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
Để xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận của QTDND Chợ Gạo, ta đi xem xét cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 8: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2017/2015 ± % 1. Tổng tài sản triệu đồng 23.858 28.993 29.333 5.475 23 2. Tổng thu nhập triệu đồng 2.427 2.752 2.791 364 15 3. Tổng chi phí triệu đồng 2.329 2.516 2.595 266 12
4. Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 98 236 196 98 100
5. ROA % 0,41 0,81 0,67 _ _
6. ROE % 18,28 32,87 20,33 _ _
7. NIM % 0,58 0,98 0,80 _ _
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-2017
Qua Bảng 8 cho thấy thu nhập của QTDND Chợ Gạo tăng lên qua các năm, năm 2017 thu nhập tăng hơn so với năm 2015 là 15% vì dư nợ tăng nên nguồn thu nhập của Quỹ tín dụng tăng. Bên cạnh sự tăng lên về thu nhập qua các năm thì phần chi phí của Quỹ tín dụng cũng tăng lên. Trong các khoản chi phí thì phần lớn là chi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng như: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay,..... Ngồi ra cịn có các khoản chi phí như nộp thuế, chi trả lương cán bộ nhân viên, chi bảo hiểm tiền gửi và các khoản chi khác.
Tuy chi phí của Quỹ tín dụng tăng nhưng việc quản lý được chú trọng nên lợi nhuận của Quỹ tín dụng vẫn được đảm bảo và tăng trưởng ổn định qua các năm; lợi nhuận trước thuế và sau thuế của QTDND Chợ Gạo năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2017 tăng 100% so với năm 2015, nhưng năm 2017 giảm so với năm 2016 là 16,9%. Với phần lợi nhuận trên cho thấy hoạt động của Quỹ tín dụng kinh doanh ngày càng hiệu quả, chất lượng tín dụng được đảm bảo và QTDND Chợ Gạo đã đóng góp một phần thuế vào NSNN, góp phần trong cơng cuộc phát triển đất nước.
Lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản (ROA): đây là chỉ tiêu được sử dụng để đo lường hiệu quả. Được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân trong năm. ROA cho biết một đồng tài sản của TCTD tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Tử Bảng 8 cho thấy ROA của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017 có xu hướng tăng từ 0,41% năm 2015 lên 0,81% năm 2016 và năm 2017 giảm còn 0,67%. Chênh lệch tổng thu nhỏ hơn tổng chi đã làm tốc độ tăng chi phí cao hơn thu nhập. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là có nhiều NHTM cùng hoạt động trên địa bàn nên việc huy động vốn (HĐV) đầu vào với lãi suất cao từ đó làm tăng lãi suất cho vay, mặc dù LSCV tại QTD này cao nhất trong hệ thống (đứng hàng thứ 02/16 QTD) nhưng chênh lệch LSHĐ và LSCV thu hẹp nên lợi nhuận bị giảm theo.
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE thể hiện khả năng của QTDND trong việc tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị tăng thêm cho các cổ đông. Đây được xem là một trong những chỉ số toàn diện nhất để đánh giá khả năng sinh lời của QTD. Từ Bảng 8 cho thấy ROE của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017 khá tốt đều trên 17%; năm 2016 tỷ lệ ROE cao nhất là 32,87% chứng tỏ trong năm này QTD đã sử dụng đồng vốn của các thành viên đạt hiệu quả cao nhất và năm 2017 giảm xuống còn 20,33%. Tỷ suất sinh lời trên VCSH qua các năm đều cao trên 17% là tốt chứng tỏ QTD sử dụng hiệu quả VTC, lợi nhuận tăng lên và VCSH cũng tăng nhẹ qua mỗi năm. Lợi nhuận tăng vừa tạo nguồn chi trả cổ tức cho thành viên và phần lợi nhuận giữ lại bổ sung vào các nghiệp vụ để phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời tỷ lệ ROE cao thu hút thêm thành viên mới và mở rộng hoạt động của Quỹ tín dụng. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận để lại QTD không nhiều nên quy mô tăng VTC hàng năm thấp, trong khi QTD cho vay chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động nên chi phí lãi vay, áp lực thanh tốn nợ gốc cao buộc QTD phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động nếu như QTD khơng có chiến lược phát triển và khả năng quản trị tốt sẽ làm giảm tỷ lệ ROE; đồng thời QTD cịn phải trích lập dự phịng rủi ro làm tăng chi phí phát sinh, tăng chi phí giám sát sử dụng vốn vay..... nên chênh lệch thu nhập chi phí bị thu hẹp làm giảm tỷ lệ ROE. Năm 2015-2017 tỷ lệ nợ quá hạn giảm, điều này tác động đến khả năng sinh lời cũng tăng lên từ 18,28% năm 2015 đến 32,87% năm 2016.
Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM): chỉ tiêu này đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời. Được tính bằng tổng thu nhập lãi ròng từ cho vay và đầu tư (đây chính là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi) tất cả chia cho tài sản sinh lời. Hệ số lãi biên ròng được các nhà quản trị quan tâm theo dõi vì nó giúp các TCTD dự báo trước khả năng sinh lãi của TCTD. Thơng qua tỷ lệ này, các TCTD có thể kiểm sốt tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất.
Nguồn Báo cáo thu nhập - chi phí của QTDND khơng giống như các NHTM có các nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ hay ngoại hối, nghiệp vụ chính của QTDND chỉ bao gồm huy động vốn và cho vay. Nguồn thu lớn nhất của QTDND chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi, tuy nhiên dưới sức ép cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn. Sự kêu gọi giảm lãi suất của NHNN tỉnh chung tay phát triển kinh tế địa phương góp phần xây dựng nơng thơn mới làm xu hướng biên độ lãi suất giảm dẫn đến thu nhập từ các dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay sẽ giảm xuống. Từ Bảng 8 cho thấy, tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM) giai đoạn 2015-2017 thay đổi, NIM cao nhất là 0,98% trong năm 2016 và thấp nhất là 0,58% trong năm 2015. Nguyên nhân do tỷ lệ huy động vốn của QTD tăng qua các năm, trong khi tỷ lệ cho vay tăng thấp hơn huy động vốn làm cho nguồn vốn ứ đọng phải gởi NHHT với lãi suất chỉ bằng hoặc thấp hơn lãi suất trả cho khách hàng gây ảnh hưởng đến thu nhập lãi. Vì vậy trong thời gian tới HĐQT, Ban điều hành QTD phải tăng cường công tác giải ngân tín dụng, phát triển nhiều sản phẩm cho vay như liên kết với các Đoàn, Hội cho vay tín chấp, phát tờ rơi để giúp cho cơng tác cho vay phát triển góp phần tăng thu nhập từ lãi.