Các chỉ tiêu sử dụng trong luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 34 - 39)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Nội dung nghiên cứu

1.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong luận văn

Hiện nay để đánh giá hiệu quả nói chung của các TCTD ở Việt Nam, các nhà quản lý thường vẫn tiếp cận theo phương pháp truyền thống đó là đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu tài chính. Các tỷ số tài chính là cơng cụ hữu dụng nhất để tính tốn và phân tích các hiệu quả hoạt động của các TCTD. Trong giới hạn luận văn nghiên cứu cũng sẽ sử dụng các chỉ tiêu này để phân tích. Các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động có thể chia thành 03 dạng chính: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động và nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro.

1.4.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

* Thu nhập: thu nhập là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng. Với Quỹ tín dụng chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn, còn lại thu khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ do hoạt động của Quỹ tín dụng chưa thật sự đa dạng, khả năng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động Ngân hàng cịn hạn chế, trình độ cán bộ cũng như khả năng vận hành công nghệ chưa cao cộng thêm với quy mơ hoạt động cịn hạn chế là nguyên nhân chủ yếu của kết quả nêu trên. Các khoản thu nhập của Quỹ tín dụng: thu từ hoạt động tín dụng, tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập chủ yếu, quan trọng nhất cho Quỹ tín dụng; thu khác bao gồm thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác; thu từ các dịch vụ hiện cịn chưa phát triển.

* Chi phí: chi phí của Quỹ tín dụng là tồn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một q trình sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí của Quỹ tín dụng: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, đây là khoản chi phí lớn nhất từ trước đến nay và sẽ là chi phí lớn nhất trong tương lai và sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi; tiền lương và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí; các khoản thuế, Quỹ tín dụng cũng phải nộp các khoản thuế như những doanh nghiệp khác như thuế thu nhập doanh nghiệp; các chi phí khác: bao gồm tất cả các chi phí khác khơng được phân loại trên đây nhưng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động của Quỹ tín dụng như chi phí dự phịng Bảo hiểm tiền gửi, chi cho hoạt động quản lý, chi phí cho các cuộc thanh tra, đặc biệt là chi phí in ấn và các thiết bị văn phòng.

* Lợi nhuận: lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Lợi nhuận càng cao đem lại tiềm lực cho doanh nghiệp. Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Chi phí

Lợi nhuận Quỹ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện cơng việc, giảm chi phí và góp phần phát triển gia tăng các dịch vụ để đa dạng hóa hình thức hoạt động.

Việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động của Quỹ tín dụng, khơng chỉ nó quyết định sự sống cịn của Quỹ tín dụng mà nó giúp cho Quỹ tín dụng dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các thành viên để Quỹ tín dụng ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.

* Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Thu nhập ròng trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tổng tài sản

ROA chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó cho thấy khả năng của Hội đồng quản trị trong quá trình chuyển tài sản của đơn vị thành thu nhập ròng, ROA thường được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay khơng năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của TCTD quá mức. Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả hoạt động hữu hiệu, TCTD có cơ cấu tài sản hợp lý.

Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

ROE =

Vốn chủ sở hữu

ROE thể hiện khả năng của QTDND trong việc tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị tăng thêm cho các cổ đông. Đây được xem là một trong những chỉ số toàn diện nhất, để đánh giá khả năng sinh lời của một Quỹ tín dụng, bởi vì mục tiêu quan trọng nhất của một Quỹ tín dụng chính là tối đa hóa giá trị rịng của đơn vị, từ đó tạo ra giá trị tăng thêm cho các cổ đơng.

1.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

* Tổng dư nợ = Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện cịn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về.

* Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đáo hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng, nếu khơng có ngun nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác quản lý khác gọi là nợ quá hạn.

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng, tỷ lệ nợ q hạn nhiều thì hiệu quả tín dụng kém và ngược lại.

* Nợ xấu: là tổng các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

* Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, theo quy định của Ngân hang Nhà nước hiện nay chỉ tiêu này < 3% thì chất lượng tín dụng đảm bảo, > 3% là có chất lượng tín dụng xấu.

Để thực hiện chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các TCTD thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động. Bởi vậy, thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của TCTD là:

Chi phí hoạt động/Thu

= Tổng chi phí hoạt động nhập hoạt động Tổng thu nhập hoạt động

Tỷ số chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của TCTD.

Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM)

Tổng thu nhập từ lãi – Tổng chi phí từ lãi

NIM =

Tổng tài sản Có sinh lời

Chỉ tiêu này đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời. Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu lãi và chi phí lãi mà các TCTD có thể đạt được thông qua các hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và các nguồn vốn có chi phí thấp. Ý nghĩa của hệ số này là nếu tính riêng phần thu nhập về lãi thì tỷ suất sinh lời từ lãi trên các khoản đầu tư là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao càng tốt.

* Chênh lệch lãi suất bình quân

Thu từ lãi cho vay Chi trả lãi đi vay Chênh lệch lãi suất bình quân = -

Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của QTDND trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của Quỹ tín dụng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp chênh lệch lãi suất bình qn.

1.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính

Ngồi việc quan tâm đến nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh khả năng sinh lời, các nhà quản trị TCTD cũng luôn thực hiện kiểm soát chặt chẽ những rủi ro trong hoạt động mà họ sẽ đối mặt. Những rủi ro mà các TCTD thường gặp là: rủi ro tín

dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro giao dịch, … Các chỉ số phản ánh rủi ro bao gồm: Tỷ số cho vay/vốn huy động = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động

Chỉ số này cho biết các khoản vay chiếm bao nhiêu phần trăm so với vốn huy động. Vốn huy động ở đây bao gồm vốn huy động ở thị trường 1 (huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế) và thị trường 2 (huy động từ các tổ chức tín dụng khác). Chỉ số này càng lớn rủi ro càng cao, khả năng thanh khoản càng yếu, chỉ số càng nhỏ thì chứng tỏ rằng các TCTD khơng chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay mà còn đầu tư vào các khoản mục khác hay các TCTD đang trong tình trạng thừa vốn.

Dư nợ

/Tổng tài sản (%) =

Tổng dư nợ Tổng tài sản

Chỉ số này cho biết, trong tổng tài sản hoạt động của TCTD thì phần tài sản được đầu tư dưới hình thức cho vay là bao nhiêu. Qua đó cho thấy, việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm.

Tỷ lệ nợ xấu

(%) =

Nợ xấu Tổng dư nợ

Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng, chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt, thể hiện chất lượng tín dụng càng cao, TCTD hoạt động càng hiệu quả.

Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, các TCTD cần chú ý và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu quy mô như ROA, kiểm sốt chi phí, cơ cấu tiền gửi, mở rộng hoạt động thu dịch vụ, tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)