Kinh nghiệm hiệu quả kinh doanh của một số Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 43)

5. Nội dung nghiên cứu

1.5.1. Kinh nghiệm hiệu quả kinh doanh của một số Quỹ tín dụng nhân dân

* QTDND Tân Hiệp (đạt lợi nhuận trên 1.000 triệu đồng/năm). Trụ sở nằm trên Quốc lộ 1A tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Đây là QTDND luôn luôn có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống do địa bàn hoạt động tại thị trấn nên hoạt động kinh doanh của thành viên khá sôi nổi, nhu cầu vay vốn kinh doanh, thành viên có doanh thu diễn ra nhanh nên vốn tín dụng xoay vòng nhanh chóng, mức sống thành viên cao nên HĐV rất tốt do đó nguồn vốn thừa cao được gửi vào các NHTM để thu lãi tiền gửi (nguồn thu từ tiền gửi tại TCTD khác gần bằng với nguồn thu từ lãi cho vay). Hơn nữa, địa bàn hoạt động tại các phường ở thị trấn nên cho vay ngắn hạn PTNNNT không bắt buộc phải áp dụng theo mức trần LSCV theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Công tác cho vay PTNNNT được Quỹ tín dụng này tăng cường thực hiện. Dư nợ ngắn hạn chiếm 69,76% dư nợ, LSCV ngắn hạn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP được chỉ định ở mức thấp, cơ cấu dư nợ có LSCV từ 13% trở xuống chiếm trên 90% dư nợ nhưng do dư nợ cao nên nguồn thu nhập lớn dẫn đến tỷ lệ ROE cao. ROE thể hiện khả năng sinh lời của Quỹ tín dụng trong việc tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị tăng thêm cho các cổ đông. Đây được xem là một trong những chỉ số toàn diện nhất để đánh giá khả năng sinh lời của Quỹ tín dụng bởi vì mục tiêu quan trọng nhất của Quỹ tín dụng chính là tối đa hóa giá trị ròng của đơn vị, từ đó tạo ra giá trị tăng thêm cho các cổ đông.

Với tinh thần tự chủ, linh hoạt trong huy động vốn (HĐV), thường xuyên chú trọng đến công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng; đồng thời tạo lòng tin của người dân, thành viên bằng cách từng bước đổi mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Đến nay QTDND Tân Hiệp đã có nhiều khách hàng tham gia gửi tiền, góp phần tăng tỷ trọng Vốn huy động (VHĐ) trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động tăng góp phần vào ổn định và phát triển nguồn vốn hoạt động từ đó tăng mức dư nợ cho vay.

Tăng vốn tự có: Trong đó chủ yếu là VĐL. Hoạt động cho vay thành viên là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho Quỹ tín dụng. Tại Quỹ tín dụng này, công tác cho vay được thực hiện có hiệu quả. Quỹ tín dụng này có sự phối hợp, liên kết tốt với các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tại địa phương nên vốn cho vay tham gia vào hoạt động SXKD của thành viên, tạo ra doanh thu cho người vay của trả nợ QTD; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tại địa bàn hoạt động. Vì vậy, hoạt động của QTD này tạo ra được thu nhập sau thuế cao, trích lập lợi nhuận phân phối các quỹ cũng tăng lên nên kéo theo làm tăng VTC.

Hoạt động có lợi nhuận cao: khi Quỹ tín dụng hoạt động kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao sẽ tạo được uy tín với người dân từ đó thu hút sự quan tâm góp vốn CPTX nhiều.

Tuy địa bàn hoạt động có cạnh tranh cao, nhưng tỷ lệ tín dụng tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra, chất lượng tín dụng được nâng lên, công tác thẩm định cho vay được thực hiện đúng quy trình, nợ quá hạn được kiểm soát chặt chẽ, công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và trả nợ được thực hiện thường xuyên. Đồng thời QTD này cũng tích cực giảm lãi suất cho vay thành viên nên tăng trưởng dư nợ cho vay tốt. Vì dư nợ tăng trưởng cao nên nguồn thu nhập của QTD cũng tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng theo.

Trong hoạt động cho vay, về thủ tục ngày một đơn giản hơn, thời gian giao dịch nhanh, địa điểm giao dịch thuận tiện, từ đó tạo được lòng tin và sự gắn bó lâu dài của thành viên.

QTDND Tân Hiệp xác định trọng tâm ở nhiều nguyên nhân, từ đó rút ra một số kinh nghiệm để tồn tại và tiếp tục phát triển như sau:

Thứ nhất, Có sự quan tâm hỗ trợ tích cực của các Cấp ủy, đảng, chính quyền ban ngành hữu quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác để tạo lòng tin trong nhân dân, từ đó thu hút ngày càng nhiều người tham gia.

Thứ hai, Duy trì tốt khả năng thanh khoản, chi trả kịp thời các khoản nợ đến hạn trong mọi điều kiện, tăng cường công tác tiếp thị khuyến mãi, đổi mới phong

cách giao dịch, cải thiện năng lực tài chính, mở rộng thêm dịch vụ Ngân hàng mới, uy tín và vị thế của đơn vị trên địa bàn hoạt động ngày càng được nâng cao.

Thứ ba, Thường xuyên quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong tác nghiệp, giáo dục phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại QTD.

Thứ tư, Ban Giám đốc nhiệt tình, có trình độ, năng lực, xây dựng và duy trì khối đoàn kết nội bộ trong sạch và vững mạnh, trên dưới một lòng là chỗ dựa vững chắc để triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị.

Thứ năm, Quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, thành viên, thể hiện cao mục tiêu tương trợ cộng đồng.

Thứ sáu, Thường xuyên nghiên cứu thị trường, ban hành đầy đủ các quy chế, quy định quản trị nội bộ, xây dựng tốt mối quan hệ với các cấp, các ngành, các QTDND trên địa bàn tỉnh nhà, để tạo sức mạnh chung của hệ thống.

Thứ bảy, Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý điều hành nhất là về tài chính.

* QTDND Bình Phục Nhứt (đạt lợi nhuận trên 1.000 triệu đồng/năm). Trụ sở đặt tại ấp Bình Khương, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

QTDND Bình Phục Nhứt có vốn huy động tăng cao nhất so với các QTD trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2017 tăng so với đầu năm là 11.830 triệu đồng. Nguồn vốn huy động tăng góp phần vào ổn định và phát triển nguồn vốn hoạt động từ đó tăng mức dư nợ cho vay.

Thông tư 14/2011/TT-NHNN ngày 14/6/2011 hướng dẫn Nghị định 41/2011/NĐ-CP chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được NHNN tỉnh Tiền Giang triển khai chỉ đạo đến các QTD trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc. Do đó, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như PTNNNT; xã Bình Phục Nhứt là 01 xã nông nghiệp nên những năm gần đây QTDND Bình Phục Nhứt đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt. Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn ngày càng tăng qua các năm từ 2015 trên tổng dư nợ là 54,57%, năm 2016 là 58,53%, năm 2017 là 61,35%. Nguyên nhân là QTD này chú

trọng phát triển nguồn vốn huy động nhàn rỗi có kỳ hạn dài, bên cạnh đó QTD ngày càng quan tâm đến nhu cầu của khách hàng nên đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi bò sữa, mở rộng diện tích trồng cây thanh long. Ngoài ra do QTD này đặt gần trụ sở UBND xã và gần chợ Bình Phục Nhứt nên cho vay phục vụ nhu cầu vốn buôn bán nhỏ lẻ. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay của QTD này là rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hộ, kinh tế nhỏ lẻ của một bộ phận nhân dân.

Đây cũng là QTDND luôn luôn có lợi nhuận cao do công tác cho vay PTNNNT được Quỹ tín dụng này tăng cường thực hiện. Điều kiện vay vốn tại QTD này cũng kém phức tạp hơn nên vay vốn tại QTDND Bình Phục Nhứt vẫn được nhiều người dân lựa chọn. Đồng thời số lượng thành viên của Quỹ tín dụng tăng thể hiện vai trò của Quỹ tín dụng trong việc cung ứng vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tại địa bàn hoạt động. Số lượng thành viên tăng chứng tỏ nhu cầu vốn phát triển sản xuất tại địa bàn ngày càng cao và QTD cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc cho vay thành viên góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.

Công tác cho vay thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, giám sát chặt chẽ quá trình cho vay, kịp thời phát hiện sai sót, hạn chế xảy ra tình trạng vốn cho vay không hiệu quả và nợ xấu phát sinh. Tích cực thiết lập mối quan hệ với các cơ quan đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tổ phụ nữ tại các xã, ấp để tìm kiếm khách hàng phát triển dư nợ. Đồng thời Quỹ tín dụng này thường xuyên liên hệ và giữ vững mối quan hệ với các đơn vị như Hội Nông dân để tư vấn, cập nhật cho thành viên những phương thức sản xuất nông nghiệp mới về các giống cây trồng, vật nuôi, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình sản xuất kinh doanh mới.... Đây là việc làm rất hữu ích, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất, hạn chế nợ xấu tại Quỹ tín dụng.

Trong kinh doanh luôn cập nhật mới các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng, đồng thời có kế hoạch cụ thể để đối phó với những tình huống xấu xảy ra, chủ động trong công tác quản trị điều hành, tránh tình trạng chây ỳ, ỷ lại cấp trên.

Xây dựng chiến lược Marketing hợp lý để thu hút khách hàng nhưng đồng thời đảm bảo chi phí không tăng nhanh hơn thu nhập.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát trước và sau cho vay tránh tình trạng để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích; thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ chính xác, đánh giá nghiêm túc các khoản nợ quá hạn để có kế hoạch đối phó phù hợp, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ nhằm tránh việc này trở thành tiền lệ đối với khách hàng vay vốn, đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro.

Ban điều hành của QTDND Bình Phục Nhứt đều có bằng Đại học (kinh tế, quản trị, ngân hàng), qua đó cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Ban điều hành cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý, điều hành theo xu hướng kinh doanh hiện nay; công tác chỉ đạo, điều hành chủ động, nhạy cảm, thay vì một số QTD còn tình trạng kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chợ gạo, huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)