Khái niệm và yêu cầu của công tác quản lý tài chính đối với các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 30)

* Khái niệm

Công tác quản lý tài chính là sản phẩm trong hoạt động quản lý kinh tế có mục đích của con người, bao gồm hệ thống các chính sách tài chính, các giải pháp, các công cụ tài chính và các phương pháp tổ chức, sử dụng, quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý do mình đề ra trong điều kiện nhất định về thời gian, không gian và địa điểm.

Công tác quản lý là tổng thể các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, là mắt xích trong quy trình vận động của sự vật tạo thành động lực dẫn dắt nền kinh tế hay sự hoạt động về một lĩnh vực nào đó. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế là tổng thể cách thức tổ chức và hoạt động của các yếu tố có mối quan hệ chế ước và tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý kinh tế do Nhà nước thiết lập. Vì vậy, cơ chế quản lý kinh tế một mặt chịu tác động và

tuân thủ cácquy luật kinh tế khách quan, mặt khác con người cần nhận thức, xây dựng và dựa vào đó để vận hành nền kinh tế.

Công tác quản lý tài chính trong giáo dục là phương thức Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính tác động vào hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm định hướng sự phát triển giáo dục. Công tác quản lý tài chính giáo dục, một mặt thừa nhận và vận dụng quy luật khách quan của cơ chế quản lý kinh tế vận hành trong nền kinh tế thị trường, mặt khác phải biết sử dụng các phương pháp thích hợp về mặt tài chính nhằm tác động vào sự vận hành của các cơ sở giáo dục theo các mục tiêu mong muốn.

Công tác quản lý tài chính trong GDPT là tổng thể các phương pháp, hình thức, công cụ được vận dụng để quản lý hoạt động tài chính của các trường đại học trong những điều kiện cụ thể nhằm thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài có trình độ cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.

* Yêu cầu

Để Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông đạt hiệu quả cần bảo đảm hai yêu cầu sau:

Một là,đa dạng hoá về phương thức quản lý, khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải tìm hiểu sự tác động của cơ chế thị trường đến các hoạt động giáo dục, trong đó có các trường phổ thông trên hai mặt: tích cực và tiêu cực. Với một hệ thống giáo dục đa dạng về hình thức (công lập, dân lập, tư thục) Nhà nước không nên thực hiện một phương thức quản lý nhất loạt lên các đối tượng quản lý khác nhau. Đồng thời, ngay với một đối tượng quản lý cũng cần có sự kết hợp cách thức quản lý bằng “mệnh lệnh và kiểm soát”, với cách thức dựa vào khuyến khích tài chính để thực hiện và dựa vào phản ánh của sinh viên, cha mẹ họ,... Đòi hỏi phải đa dạng hoá về phương thức quản lý. Đa dạng hoá các phương thức quản lý trong giáo dục thực chất là phối kết hợp giữa các biện pháp tổ chức hành chính kinh tế một cách nhuần nhuyễn trong một thể thống nhất, trong đó lấy biện pháp kinh tế làm phương pháp quản lý chủ yếu.

Hai là, kết hợp hài hoà giữa quản lý của Nhà nước với tự vận động của giáo dục trong lĩnh vực tài chính. Nhận thức đầy đủ tính quy luật hay cơ chế tự vận động của giáo dục để vận dụng vào việc quản lý và định hướng hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu mong muốn về chất lượng và hiệu quả. Vai trò của Nhà nước, các nhà quản lý giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)