Thứ nhất, chi ngân sách cho GD & ĐT được ưu tiên hơn so với các sự nghiệp khác, tạo điều kiện huy động nhiều nguồn lực hơn để phát triển và thực hiện các mục tiêu giáo dục của Thành phố. Chi ngân sách cho giáo dục được chú trọng ưu tiên hơn so
19,76 22,4 8,93 23,13 8,15 4,92 2014 2016 Năm Tỷ Trọng (%) 25 20 10 Ghi chú: THPT Chu Văn An PT Trên địa bàn Lạng Sơn 2015
với các lĩnh vực KTXH khác, chi ngân sách cho GD & ĐT hàng năm chiếm trên 30% so với tổng chi NSNN.
Thứ hai, Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Lạng Sơn không ngừng tăng lên qua các năm, thể hiện đúng với quan điểm đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Do đó, tạo nhiều nguồn lực hơn để phát triển và thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Thứ ba, việc thực hiện phân cấp quản lý chi NSNN cho giáo dục được thực hiện theo hướng tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp huyện, tạo điều kiện và khuyến khích việc phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả, kết hợp chặt chẽ với khả năng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách chi cho giáo dục, phù hợp điều kiện cụ thể thực hiện xã hội hóa giáo dục ở từng cấp, góp phần nâng cao hiệu quả tạo lập và sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho GD & ĐT trên địa bàn thành phố.
Thứ tư,chi ngân sách về cơ bản đã được ưu tiên theo cấp học, trình độ đào tạo và bước đầu theo vùng phù hợp với mục tiêu giáo dục. Các cấp học phổ cập giáo dục, các vùng có điều kiện KTXH khó khăn, ưu tiên hơn trong chi ngân sách, từng bước góp phần thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong phát triển giáo dục. Tiểu học được bố chí chi thường xuyên chiếm trên 30%, THCS trên 40%. Hai thôn Quảng Tiến 1, Quảng Tiến 2 thuộc xã Quảng Lạc được hỗ trợ theo đề án 112, số học sinh thuộc diện hưởng trợ cấp là 23 em, mỗi năm số chi này khoảng hơn chục triệu đồng.
Thứ năm,chi chương trình, mục tiêu cho GD & ĐT trên địa bàn thành phố đã phát huy tác dụng, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách trong giáo dục, góp phần đẩy mạnh phát triển giáo dục, thúc đẩy sự nghiệp GD & ĐT của thành phố ngày càng phát triển. Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho GD & ĐT liên tục tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi chương trình mục tiêu quốc gia mà thành phố quản lý (bình quân 58,8% mỗi năm).
Trong những năm qua, các chương trình, mục tiêu GD & ĐT đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp GD & ĐT của thành phố.
Lạng Sơn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Duy trì kết quả phổ cập GD THCS 8/8 phường, xã. Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập bậc trung học của 6 phường, xã (Chi Lăng, Vĩnh Trại, Đông Kinh, Tam Thanh, Hoàng Văn Thụ, Mai Pha), còn lại 2 xã chưa đạt (Hoàng Đồng, Quảng Lạc). Chương trình, nội dung sách giáo khoa cũng được đổi mới đảm bảo mục tiêu, yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục theo quy định của Nhà nước, tăng cường tính liên thông giữa các cấp học, bậc học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phân luồng hệ thống giáo dục quốc dân. 8/8 trường THCS tổ chức học trên 6 buổi/ tuần trong đó: 6/8 trường THCS dạy 2 buổi/ngày (tăng 01 trường so với năm học 2010- 2011). Các trường dạy 2 buổi/ngày đều tổ chức dạy học trên cơ sở phân hóa đối tượng học sinh; 2/8 trường THCS dạy trên 6 buổi/tuần. Chỉ đạo đối với 05 trường dạy 2 buổi/ngày tiến hành dạy học theo sự phân hóa đối tượng học sinh ở buổi dạy thứ 2; trường học 1 buổi/ngày (Quảng Lạc, Chi Lăng) bố trí dạy học tăng thời lượng ít nhất 2-3 buổi/tuần đặc biệt ưu tiên khối lớp 6, lớp 9.
Tỷ lệ giáo viên được đào tạo chuẩn hoá ngày càng tăng; Tổ chức tập huấn đánh giá cán bộ quản lý các cấp học theo Chuẩn hiệu trưởng; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên các cấp học theo Chuẩn nghề nghiệp. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện về đánh giá, xếp loại; tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai đại trà trên địa bàn thành phố.
Bảng 2.16. Kết quảđánh giá cán bộ quản lý năm học 2015-2016
Khối Tổng số Xếp loại CBQL theo Chuẩn
CBQL Xuất sắc Khá Trung bình Kém
ĐGXL SL % SL % SL % SL %
Tiểu học 26 2 7,69 24 92,31
THCS 20 3 15,00 17 85,00
Cộng 71 10 14,08 61 85,92
Đánh giá, xếp loại theo QĐ 06 của Bộ GD&ĐT: CBGVNV được đánh giá dựa trên kết quả thanh tra, kiểm tra; kết quả bài kiểm tra nhận thức, hiểu biết về kiến thức quản lý giáo dục và kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí, việc làm và phù hợp với từng cấp học.
Bảng 2.17. Kết quảđánh giá giáo viên, nhân viên năm học 2015-2016
Loại CB Số CB GV, NV ĐGXL Xếp loại CB, GV, BV theo QĐ 06 Xuất sắc Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % CBQL 75 61 81,33 14 18,67 0 0,00 0 0,00 GV Tiểu học 352 147 41,76 194 55,11 10 2,84 1 0,28 GV THCS 307 67 21,82 222 72,31 18 5,86 0 0,00 Nhân viên 200 60 30,00 122 61,00 18 9,00 0 0,00
(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn)
Đây là tỷ lệ tương đối cao, thể hiện chất lượng giáo viên ngày càng được cải thiện, đi liền với nó là chất lượng giáo dục ngày càng tăng.
Thứ sáu,bước đầu khai thác nguồn tài chính ngoài NSNN cùng với nguồn NSNN góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội hóa giáo dục trên địa bàn thành phố.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã được đẩy mạnh trong các đơn vị và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm học 2015-2016, nhân dân các địa phương đã đóng góp, công sức, tiền của giúp đỡ các nhà trường, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào lớn của ngành. Trong năm học đã huy động được trên 1,6 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, trang bị cơ sở vật chất các nhà trường; quyên góp ủng hộ các loại quỹ do các cấp phát động (Vì người nghèo, Đền ơn đáp nghĩa, Bảo trợ trẻ em, Hỗ trợ nông dân, Ấm lòng khi đến lớp,...); Các tổ chức như Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh các nhà trường đã tích cực xây dựng Hội, xây dựng quỹ khen thưởng động viên kịp thời cho giáo viên, học sinh đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập.
Thứ bảy, cơ chế thu học phí đã góp phần xoá bỏ chế độ bao cấp tràn lan từ NSNN trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, tạo điều kiện để dành NSNN tập trung ưu tiên hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách xã hội nhằm giúp họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ học tập của mình, góp phần thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học tập, đạt được mục tiêu xã hội hoá giáo dục.
Bảng 2.18: Xu hướng thay đổi tỷ trọng của nguồn ngoài NSNN
so với tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Nội dung Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 NSNN cấp cho GDPT 35.155 38.127 42.309 52.055 75.953 Thu từ hoạt động sự nghiệp 502 642 608 1.507 1.771 Tỷ trọng thu hoạt động sự
nghiệp trên tổng NSNN cấp cho GDPT
1,43% 1,68% 1,44% 2,9% 2,33%
(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn)
Số thu học phí ngày càng tăng, tạo nguồn thu quan trọng cho các cơ sở giáo dục, góp phần huy động được nguồn tài chính đáng kể từ người học và gia đình người học, chia sẻ gánh nặng với NSNN của thành phố để đầu tư phát triển GDPT, nâng cao nhận thức và trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp GDPT của người dân, từ đó thúc đẩy quá trình xã hội hóanguồn vốn đầu tư cho phát triển GDPT của thành phố.
Thứ tám, Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2012 – 2016 sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn phát huy hiệu quả tương đối tốt
Ngay từ năm 2012, khi mới bắt đầu thực hiện đề án, tình trạng các lớp học đã được cải thiện đáng kể. Hiện tại, toàn thành phố không còn nhà tạm.
Hệ thống cơ sở vật chất được tăng cường, nâng cao, học sinh được học tập, vui chơi trong điều kiện vật chất tốt hơn, khuyến khích các em đến trường. Điều này đã góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với việc phối hợp tốt các chương trình, hành động khác, giáo dục thành phố đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chất lượng GDPT cũng được cải thiện đáng kể, năm học 2015-2016 so với năm học 2014-2015 đã đạt được kết quả.
Bảng 2.19: Chất lượng GDPT Số
học sinh
Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Số lượng 975 2006 1505 69 2 3606 892 59 Tỷ lệ % 21,4 44,02 33,03 1,51 0,04 79,13 19,57 1,29 Tăng,giảm so với năm học trước +1,85 +0,74 -2,03 -0,53 -0,02 +3,25 -2,7 -0,49 -0,06
(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn)
Thứ chín,cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã phát huy hiệu quả và mang lại những đổi mới tích cực đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GDPT công lập theo NĐ 43/2006/NĐ-CP đã mang lại những kết quả khả quan:
Một là,thúc đẩy các sở, ban, ngành của thành phố xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và đổi mới phương thức quản lý đối với các cơ sở giáo dục công lập ở Lạng Sơn, từ đó sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập. Góp phần xoá bỏ tình trạng hành chính hoá hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục công lập đã góp phần xoá bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ kinh phí NSNN cấp.
Hai là, việc áp dụng quy định này thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập ở thành phố Lạng Sơn mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các loại hình
hoạt động để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, phù hợp với chủ trương giáo dục của Thành phố.
Ba là,thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập ở Lạng Sơn thực hiện công tác quản lý tài chính một cách công khai, minh bạch, thúc đẩy các cơ sở này tạo lập và sử dụng nguồn tài chính ngoài ngân sách có hiệu quả để thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục. Hiện này 100% các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã ban hành được quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, hầu hết đã xây dựng được các nội dung công việc, định mức chi tiêu phù hợp với nhu cầu hoạt động của từng trường, trong quy chế chi tiêu nội bộ đã có tính đến các tiêu chí khen thưởng. Quy chế chi tiêu nội bộ đã được lấy ý kiến rộng rãi trong tập thể cán bộ, công đoàn viên các cơ sở, không có tình trạng thủ trưởng và kế toán tự quyết định, do đó đã đảm bảo tính công khai, dân chủ. Việc trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo quy định giúp các trường chủ động hơn trong việc thực hiện hoạt động. Cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập phát huy, tận dụng khả năng sẵn có về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để chủ động mở rộng quy mô, tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết, sắp xếp lao động hợp lý. Do đó, các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn.