Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng của công tác quản lý tài chính đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 32)

công cụ quản lý tài chính tác động vào giáo dục thông qua cơ chế vốn có của nó, hướng vận động đến các mục tiêu mong muốn. Các chức năng chủ yếu của quá trình quản lý là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thúc đẩy, kiểm tra, trong đó chủ thể quản lý là Nhà nước, khách thể quản lý là hệ thống các trường phổ thông, nội dung quản lý là những hoạt động của trường học và tiêu chuẩn để đánh giá quản lý là những điều quy định về hoạt động của các trường đó.

1.2.2 Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng của công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông trường phổ thông

* Vai trò của quản lý tài chính đối với các trường phổ thông được xét trên cả hai góc độ:

- Đối với cơ quan quản lý cấp trên:

Thứ nhất, tạo lập vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển nền giáo dục quốc dân nói chung, và các trường phổ thông nói riêng nhằm khơi dậy và huy động các nguồn tài chính trong xã hội, NSNN và ngoài NSNN vào đầu tư phát triển giáo dục, trong đó có các trường phổ thông.

Thứ hai,thúc đẩy quá trình đa dạng hoá các loại hình, phương thức và hình thức giáo dục nhằm phát huy cộng đồng trách nhiệm trong tạo lập vốn đầu tư phát triển các trường học, đảm bảo công bằng xã hội, ngăn chặn thương mại hoá trong tạo lập vốn đầu tư phát triển các trường học.

Thứ ba,tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống giáo dục phát triển thông qua việc phân bổ vốn đầu tư phát triển giáo dục tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, gắn chi thường xuyên, chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát tài chính trong mọi hoạt động tài chính của các trường phổ thông đảm bảo có được các thông tin trung thực, khách quan, đầy đủ và toàn diện về

các hoạt động tài chính của các trường. Thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của các trường phổ thông, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước và điều chỉnh, ngăn chặn các sai phạm, lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính của các trường phổ thông.

- Đối với các cơ sở GDPT

Một là, chủ động thu hút, khai thác, tạo lập nguồn vốn NSNN và ngoài NSNN thông qua đa dạng hoá các hoạt động của trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho nhà trường;

Hai là, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường phổ thông trong việc tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư từ NSNN và ngoài NSNN cho trường một cách tiết kiệm, hiệu quả, lành mạnh hoá các hoạt động tài chính đảm bảo các nguồn kinh phí được đầu tư được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cao, ngăn chặn các hiện tượng vụ lợi trong hoạt động tài chính của trường học;

Ba là, chịu sự quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát tài chính của cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của các trường học.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các trường phổ thông:

Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu liên quan đến hoạt động tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của nhà trường, đó là:

- Nhân tố bên ngoài:

+ Quy mô, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội;

+ Yêu cầu của nền kinh tế – xã hội đang chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước;

+ Quan điểm, mục tiêu, phương thức phân phối NSNN của Nhà nước, tổ chức kinh tế – xã hội và của gia đình người học, học sinh cho GDPT.

+ Đa dạng hoá các loại hình GDPT;

+ Sự thay đổi về quy mô GDPT, về cơ sở vật chất và giá cả;

+ Cơ quan chủ quản và hình thức sở hữu (khu vực công lập và ngoài công lập); + Sự thay đổi về số lượng và chất lượng cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; + Chính sách học phí, học bổng cho học sinh;

Các nhân tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông. Tuỳ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh phát triển khác nhau, điều kiện phát triển từng vùng, miền mà Nhà nước nhấn mạnh nhân tố này hoặc nhân tố khác trong cơ chế quản lý tài chính đối với các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)