Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 41)

* Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo

Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý tài chính của các trường phổ thông. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là một

phần của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ để các trường xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Vì vậy, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trường phổ thông thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trường.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà nước quản lý gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo. Khi đó, trường phổ thông được cấp toàn bộ nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và việc sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào cũng hoàn toàn theo quy định của Nhà nước. Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập, tuy nhiên do nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầuhọc tập của toàn thể xã hội, cả về quy mô lẫn về chất lượng giáo dục.

Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên nhưng bước phát triển vượt bậc về kinh tế - văn hoá - xã hội. Theo đó, lĩnh vực giáo dục cũng có những thay đổi rõ rệt theo hướng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tào, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.

Hiện nay, chính sách tài chính trong giáo dục đào tạo đối với các trường phổ thông công lập đổi mới theo hướng: Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho sự nghiệp có thu mà trước hết là Hiệu trưởng nhà trường. Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước và đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Đa dạng hoá các hoạt động huy động vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Sắp xếp bộ máy và tổ chức lao động hợp lý. Tăng thu nhập cho người lao động.

* Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội

Những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho giáo dục là các yếu tố đến quá trình đổi mới hệ thống tài chính giáo dục phổ thông. Trước hết, đó là sự xuất hiện của nền giáo dục phổ thông đại chúng, hệ quả là môi trường chính sách của giáo dục phổ thông đã từng bước thay đổi và ngày càng gắn chặt hơn với cấu trúc kinh tế - xã hội. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý trường phổ thông thì nay không còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách,

đổi mới. Mục tiêu của sự đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, sự thích ứng và tính công bằng trong các trường.

Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất. Thay vì đòi hỏi một đội ngũ lao động phải được đào tạo trong các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trung học kỹ thuật trước khi bước vào thị trường lao động như trước đây, ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động được qua đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học và các chuyên gia bậc cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)