thông ở thành phố Lạng Sơn
Quản lý tài chính của các trường THPT chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Căn cứ vào điều kiện của từng trường cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra những nguyên tắc phương thức và nội dung quản lý tài chính phù hợp. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT có thể được khái quát theo 4 nhân tố sau:
2.2.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển giáo dục trung học phổ thông
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý của các trường THPT. Khác với điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong điều kiện kinh tế thị trường, quản lý nhà nước đối với các trường THPT là quản lý vĩ mô. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của nhà trường là sự can thiệp gián tiếp. Điều này thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như bao gồm:.
Nhà nước xây dựng định hướng phát triển giáo dục THPT thông qua xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng cho các trường THPT.
Nhà nước mà đại diện là Chính phủ xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật cho các trường biết mình được làm gì và không được làm gì trong lĩnh vực giáo dục THPT. Các Sở GD&ĐT quản lý tài chính các trường THPT theo cơ chế tự chủ nhưng phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Nhà nước giao cho các trường quyền chủ động trong vấn đề tài chính nhưng bên cạnh đó vẫn có các văn bản dưới luật hướng dẫn, quy định thực hiện.
Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách và công cụ như chính sách phân bổ NSNN, đầu tư cho giáo dục, tiền lương, thu nhập, chi tiêu. Đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho trường THPT. Điều quan trọng là hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh và tăng cường sự chủ động cho các trường THPT.
Sở GD&ĐT là cơ quan chỉ đạo, tổ chức cho các trường THPT thực hiện, điều tiết, kiểm tra, giám sát và đánh giá.
Cùng với việc phân cấp quản lý tài chính thì việc tăng cường phát huy dân chủ ở các trường THPT là vô cùng quan trọng để người lao động, giáo viên, cán bộ công nhân viên thực sự tham gia quản lý công việc của nhà trường. Không thể chấp nhận tình trạng phân cấp Hiệu trưởng các trường THPT được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của Hiệu trưởng. Do đó, Nhà nước đã xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm thông qua một "khung" pháp lý cụ thể, theo đó, các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt quá sẽ vi phạm pháp luật.
2.2.1.2 Nhận thức của cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan về quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông
Để thực hiện quyền tự chủ đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải nhận thức sâu sắc những hiệu quả nhà trường sẽ đạt được khi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:
Chủ động xây dựng được mục tiêu kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn, cải cách chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và của xã hội.
Năng động tìm tòi và triển khai có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế. Phát huy tối đa nguồn lực con người và cơ sở vật chất, mở rộng các hoạt động chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác để tăng cường năng lực tài chính cho quá trình phát triển bền vững.
Tập trung nhân lực, vật lực để mở rộng khai thác và phát triển nguồn thu bằng các hình thức như: Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề và trình độ đào tạo với nhiều hình thức đào tạo.
Tích cực thu hút các nguồn lực của xã hội đồng thời sử dụng hiệu quả hơn kinh phí của Nhà nước đầu tư cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Tạo công ăn việc làm, đặc biệt là nâng cao được đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ viên chức, tạo tâm lý và trách nhiệm nhiệt huyết với nhà trường.
Công tác tuyên truyền, triển khai áp dụng tốt tạo sự chuyển biến trong nhận thức của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên thì nhà trường mới từng bước giải quyết được các vấn đề.
Các vấn đề trên chỉ có thể thực hiện khi nhận thức của mọi người từ Ban Giám hiệu đến mỗi giáo viên, nhân viên chuyển thành hành động, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng thời điểm cụ thể của nhà trường để huy động được tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tựđổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhà trường.
2.2.1.3 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý tài chính của Sở GD&ĐT, trường trung học phổ thông
Việc chuyển sang chế độ tự chủ thay đổi về phạm vi, năng lực và trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và cán bộ quản lý khác. Quá trình thay đổi này về bản chất là chuyển đổi từ quản lý tác nghiệp và giám sát thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao, sang chủ động phát triển nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý trong điều kiện tự chủ bao hàm gồm phạm vi quản lý, các năng lực cần thiết đối với
người quản lý và trách nhiệm của người quản lý. Khi được giao quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là trường sẽ làm mọi việc để tăng nguồn thu hoặc tự quyết định mức thu học phí, hoặc tự quyết định chi tiêu mà không cần báo cáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyền duyệt dự toán ngân sách). Giao cho các trường nhận khoán thu và mức kinh phí ổn định trong một số năm của những nội dung chi nhằm giúp các trường chủ động khai thác nguồn thu và quyết định các khoản chi. Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của nhà trường phải đảm bảo được các điều kiện sau:
Nhà trường phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được giao với chất lượng không được thấp hơn trước khi thực hiện khoán.
Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơ chế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ.
Nhà trường phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ giáo viên và người lao động trong trường theo quy định của pháp luật.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và phương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chất lượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ. Nội dung quy chế phải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụ thể đối với từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thực hiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức.
Để thực hiện tốt các hoạt động trên, đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ lãnh đạo có các năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối và huy động nguồn lực, năng lực quản lý tài chính và một số các kỹ năng như: kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích nhân viên, kỹnăng giám sát đánh giá.
2.2.1.4 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
Trong một quốc gia, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền làtất yếu khách quan do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH khác nhau. Mặt khác, kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ mất công bằng xã hội trong giáo dục, bởi vì trong xã hội nhiều người có năng lực nhưng không đủ khả năng tài chính để đi học, điều đó dường như mâu thuẫn với sự đòi hỏi về công bằng trong giáo dục. Đó là sự bình đẳng về cơ hội học tập, cơ hội được giáo dục ở mọi cấp học và trình độ đào tạo đối với tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế. Mọi công dân đều có cơ hội đến trường, được tạo cơ hội để học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Công bằng xã hội trong giáo dục là thể hiện tính chất của nền giáo dục Việt Nam. Nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội. Từ các phân tích theo nội dung và giai đoạn thực hiện các tác động quản lý tài chính của Sở GD&ĐT hiện nay là việc Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: về chức năng (i) Kế hoạch hóa; (ii) Tổ chức; (iii) Chỉ đạo; (iv) Kiểm tra. về thực hiện: (i) Kế hoạch tài chính (dự toán); (ii) Phân bổ tài chính; (iii) Giám sát kiểm tra, quyết toán tài chính.
Đối với trường THPT theo phân tích nội dung và giai đoạn thực hiện các tác động quản lý tài chính nhà trường THPT công lập hiện nay là việc hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: (i) Phân bổ tài chính cho hoạt động giáo dục; (ii) Sử dụng tài chính cho hoạt động giáo dục; (iii) Lập báo cáo quyết toán tài chính tức là thực hiện hoạt động chấp hành ngân sách và báo cáo tài chính.