Nhóm các giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 107 - 109)

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN:

Cùng với việc tăng cường số vốn đầu tư cho giáo dục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN trên địa bàn thành phố trong những năm tới thì yêu cầu quan trọng đặt ra đó là sử dụng có hiệu quả vốn NSNN này. Cần đầu tư có trọng điểm, trọng tâm, không dàn trải, tránh đầu tư tràn lan. Thực hiện chi tiêu đúng chế độ, định mức và thực hiện đấu thầu trong việc mua sắm tài sản có giá trị lớn. Đồng thời thực hiện tiết kiệm các khoản chi từ NSNN, xử lý nghiêm minh các trường hợp sử dụng lãng phí, gây thất thoát tiền của NSNN, có chế độ khen thưởng với những đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích tiết kiệm các khoản chi từ NSNN.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong thời gian tới, để phát huy tốt hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia GD & ĐT trên địa bàn thành phố thì phải thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

- Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, nhu cầu, khả năng nguồn tài chính, thời gian và kế hoạch cụ thể để thực hiện và hoàn thành mục tiêu của từng chương trình, mục tiêu quốc gia GD & ĐT. Việc xác định rõ mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của từng chương trình, mục tiêu là căn cứ quan trọng để xác định yêu cầu về nguồn tài chính cần thiết, để thực hiện kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện của từng chương trình, mục tiêu đã xác định, cân đối với khả năng đáp ứng từ NSNN và tích cực huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để xây dựng thời gian và kế hoạch có tính khả thi nhằm thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu cụ thể của từng chương trình, mục tiêu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải.

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện cácchương trình, mục tiêu quốc gia.

- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, quản lý của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và sự giám sát của cộng đồng dân cư để thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn lực xã hội. Muốn vậy, thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ về tình hình thực hiện và kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về GD & ĐT trên địa bàn thành phố theo hướng minh bạch, dễ tiếp cận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và sự sự giám sát của cộng đồng dân cư trong thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia.

Thứ ba, đảm bảo việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính từ học phí - Quy định cụ thể nội dung chi từ nguồn thu học phí nhằm đảm bảo học phí thu của người học được sử dụng đúng mục đích đó là trang trải chi phí trực tiếp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho người học; hạch toán thu chi học phí minh bạch đúng chế độ tài chính hiện hành, tránh tình trạng thương mại hóa trong giáo dục. Để các khoản thu về học phí được sử dụng một cách minh bạch, đúng mục đích và phù hợp với quy định của Luật NSNN thì các khoản thu này phải được phản ánh đầy đủ vào NSNN. Từ đó thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nước tránh tình trạng như một số trường để các khoản thu này ngoài NSNN, sử dụng sai mục đích hoặc lạm dụng và cho đến khi kiểm tra, thanh tra mới phát hiện và làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào NSNN.

- Cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ nguồn thu dịch vụ của các cơ sở giáo dục, chỉ đạo thực hiện công khai các nguồn thu và nội dung chi tiêu để người dân được biết và tham gia giám sát…

Thứ tư, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự cho các cơ sở giáo dục công lập:

- Các cơ sở giáo dục công lập chỉ phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ trên tất cả các mặt hoạt động của đơn vị như: tài chính, tổ chức bộ máy, tuyển dụng và sử dụng lao động… phù hợp với chức năng được giao. Nếu giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm không đồng bộ và không tương xứng giữa các mặt hoạt động thì không thể phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị. Bên cạnh việc tự chủ về mặt tài chính, các cơ sở giáo dục còn phải được tự chủ hơn nữa về tổ chức bộ máy và biên chế. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của năm kế hoạch và nhu cầu công việc thực tế, định mức biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị được xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, được tự quyết định số lượng biên chế, tuyển dụng viên chức, quyết định thi tuyển hoặc tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức và ký hợp đồng làm việc lần đầu với những người đãqua tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế đã được phê duyệt; Quyết định thuê lao động để làm những việc không cần bố trí biên chế thường xuyên theo quy định của pháp luật về lao động, ký hợp đồng cộng tác viên, thuê hoặc mời chuyên gia hỗ trợ cho công việc chuyên môn của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)