Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 97 - 98)

Thứ nhất, Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, triệt để đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Nâng cao vai trò của các đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Phát triển giáo dục là nền tảng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành cơ bản sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Phát triển giáo dục phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược phát triển KTXH. Cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, sáng tạo, linh hoạt để giáo dục phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người dân tộc thiểu số, con em diện chính sách, người nghèo học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật; coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy người, dạy chữ, dạy nghề; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học; phát triển năng lực cá nhân, đào tạo những

người lao động có tư duy độc lập, có kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, năng động, sáng tạo.

Thứ ba, phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội và nhu cầu người học.

Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KTXH, tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu học của mỗi người dân. Coi trọng chất lượng, thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)