Khái quát sự phát triển các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 56)

Toàn thành phố có 8 phường xã (5 phường; 3 xã), có tổng diện tích 79,18km2 với số dân gần 10 vạn người. Trong đó có 05 phường xã thuộc vùng nội thành, chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ; các xã ngoại thành còn lại chuyên về sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán nhỏ.

Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn là cơ quan quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, công tác giáo dục ở cấp mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn. Có thể nói sau hơn 30 năm thành lập, về cơ bản toàn Ngành đã thực hiện được mục tiêu GD & ĐT của Đảng và Nhà nước. Hệ thống giáo dục của thành phố đã hoàn chỉnh và đầy đủ các cấp học từ mầm non đến THCS; mạng lưới trường lớp phát triển cân đối, hài hòa, hợp lý, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trên từng địa bàn phường xã. Về cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư nâng cấp, từng bước được xây dựng mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại.

Hiện nay, toàn ngành có 35 đơn vị trường học, trong đó có 10 trường tiểu học; 8 trường THCS và 13 trường mầm non, 06 cơ sở mầm non ngoài công lập (09 trường công lập; 03 trường ngoài công lập) với hơn 1.170 cán bộ giáo viên – công nhân viên và hơn 16.133 học sinh ở các cấp học.

Trong các năm qua, tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt từ 24,4% trở lên; trẻ độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt từ 94% trở lên; tỉ lệ huy động cháu 6 tuổi vào lớp 1, đạt 100%; số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt từ 99,8% đến 100%.

Về chất lượng giáo dục luôn được giữ vững, nâng cao. Tỉ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt từ 99,5%, tốt nghiệp THCS đạt từ 99,2% trở lên. Trong phong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào “Vở sạch chữ đẹp” cấp tiểu học, thi chọn Học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, thi “Giải toán trên máy tính cầm tay lớp 9”; “Tin học trẻ”, hội giảng Giáo viên dạy giỏi các cấp, đơn vị Thành phố là một trong những đơn vị dẫn đầu trong tỉnh về số lượng học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, khu vực trong nhiều năm liền.

Bảng 2.1.Kết quả các Hội thi cấp tỉnh năm học 2015-2016:

Hội thi Cấpquốc gia Cấp tỉnh Cấp thành phố

Thi giải toán trên

máy tính cầm tay 5/5 học sinh đạt giải (3 giải ba; 2 KK).

15/15 học sinh đạt giải (nhì 4; ba 10; KK 1)

Thi HSG lớp 9 năm

môn văn hóa: 62/72 học sinh đạt giải (4 nhất; 12 nhì; 23 ba; 15 KK). 130/276 học sinh đạt giải trong đó (5 nhất; 10 nhì; 47 ba; 68 KK) Thi HSG lớp 8 năm

môn văn hóa 95/202 học sinh đạt giải trong đó (5 nhất; 11 nhì; 23 ba; 56 KK).

Thi Violympic toán trên Internet (Tiếng Anh):

Lớp 8 có 12/20 học sinh đạt giải, trong đó (5 nhất; 4 nhì; 3 ba).

Lớp 8 có 20/28 học sinh đạt giải, trong đó (1 nhất; 5 nhì; 6 ba; 8 KK); Lớp 9 có 19/39 học sinh đạt giải (1 nhất; 4 nhì; 5 ba; 9 KK); Lớp 8 có 24/52 học sinh đạt giải, trong đó (1 nhất; 6 nhì; 8 ba; 9 KK); Lớp 9 có 33/54 học sinh đạt giải, trong đó (2 nhất; 5 nhì; 10 ba;

Hội thi Cấpquốc gia Cấp tỉnh Cấp thành phố

Lớp 5 có 14/25 học sinh đạt giải trong đó có (4 nhì; 5 ba; 5 KK);

16 KK)

Thi Violympic toán trên Internet (Tiếng Việt):

Lớp 9 có 4/9 học sinh đạt giải (4 nhất).

Lớp 8 có 23/25 học sinh đạt giải, trong đó (2 nhất; 6 nhì; 7 ba; 8 KK); Lớp 9 có 12/25 học sinh đạt giải (1 nhất; 1 nhì; 7 ba; 3 KK) Lớp 8 có 25/45 học sinh đạt giải, trong đó (1 nhất; 5 nhì; 9 ba; 10 KK); Lớp 9 có 27/55 học sinh đạt giải, trong đó (2 nhất; 6 nhì; 7 ba; 12 KK).

Thi giải toán tiếng anh Homc mở rộng có 9/9 học sinh đạt giải gồm 2 vàng, 4 đồng, 3 KK. Lớp 8 có 33/60 trong đó có 2 nhất; 4 nhì; 9 ba; 18 KK Thi IOE Lớp 9 có 21/25 HS đạt giải (2 nhì; 7 ba; 12 KK); Lớp 5 có 7/29 HS đạt giải (1 nhì; 2 ba; 4 KK). Lớp 8 có 25/25 HS đạt giải (1 nhất; 17 nhì; 7 ba); Lớp 9 có 25/25 HS đạt giải (2 nhất; 18 nhì; 5 ba). Lớp 8 có 66/80 HS đạt giải (1 nhất; 10 nhì; 27 ba; 28 KK); Lớp 9 có 73/79 HS đạt giải (3 nhất; 14 nhì; 31 ba; 25 KK).

Thi tin học trẻ TP: Lớp 8, 9: 18 giải (2

nhất; 3 nhì; 5 ba; 8 KK).

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Năm 2015, thành phố được công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi ra lớp đạt 45%; huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 99%; huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%.

Phổ cập giáo dục tiểu học: Năm 2015, thành phố được công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2 (theo Thông tư 36), đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 (theo Nghị định 20). Huy động số trẻ 6 tuổi ra học lớp 1: 1658/1658 đạt tỷ lệ 100%; Tổng số trẻ

11 tuổi HTCTTH: 1462/1471 đạt tỷ lệ 99,4%,tăng 0,5% so với năm 2013; Tổng số trẻ 14 tuổi HTCTTH: 1275/1276 đạt tỷ lệ 99,9%.

Phổ cập giáo dục THCS: Thành phố Lạng Sơn được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2; có 7/8 phường, xã đạt chuẩn PCGD bậc Trung học (còn xã Quảng Lạc hiện nay chưa đạt).

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn

Quản lý tài chính các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Lạng Sơn thực hiện căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Với thực tế nghiên cứu của đề tài, thực trạng phân tích các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, sử dụng nguồn thu từ NSNN thành phố và do phòng Giáo dục đào tạo thành phố quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)