Nhóm các giải pháp về đa dạng hóa các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 100 - 107)

3.2.1.1 Nguồn NSNN

Tranh thủ nguồn thu từ ngân sách Nhà nước, đây là nguồnthu chủ yếu, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu hàng năm cho GDPT trên cơ sở sự giúp đỡ ủng hộ tỉnh, ngành và lãnh đạo các cấp tạo điều kiện để các trường phổ thông công lập khai thác tối đa nguồn tài chính từ NSNN.

3.2.1.2 Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Học phí là khoản tiền của người học hoặc gia đình người học phải nộp để góp phần đảm bảo chi phí cho các hoạt động giáo dục. Đồng thời học phí cũng là khoản thu cùng với các nguồn tài chính khác đảm bảo trang trải các chi phí hoạt động cần thiết của các cơ sở giáo dục. Học phí góp phần trang trải chi phí giáo dục và có tính chất xã hội rộng lớn. Vì vậy, việc thu và sử dụng học phí phải đảm bảo công bằng và hiệu quả, phải giải quyết tốt mối quan hệ chia sẻ chi phí giáo dục giữa Nhà nước với người học hoặc gia đình người học và đảm bảo lợi ích của các cơ sở giáo dục.

Phải thay đổi khung học phí phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH nói chung và phát triển GDPT nói riêng. Học phí phải được xác định trên cơ sở đảm bảo các chi phí cần thiết cho hoạt động GDPT, đồng thời phải phù hợp với khả năng đóng góp của các tầng lớp nhân dân nhằm huy động có hiệu quả các nguồn tài chính của dân cư vào phát triển GDPT. Học phí không được thu bình quân mà phải có sự phân biệt hợp lý giữa các khu vực, giữa các cấp học và giữa các loại hình cơ sở giáo dục, tránh tạo gánh nặng cho người nghèo và bao cấp chi phí từ NSNN cho cả người giàu như hiện nay. Nguyên tắc chung đối với mức thu học phí đó là: dựa trên cơ sở các chi phí cần thiết để đảm bảo hoạt động giáo dục đạt ở mức chuẩn chất lượng cần thiết và phù hợp với khả năng đóng góp của người học.

Ngoài phần đầu tư từ NSNN, mức thu học phí phải đảm bảo bù đắp được phần còn lại các chi phí cần thiết cho hoạt động dạy học phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp và có tích lũy để đầu tư phát triển nhà trường.

Việc xây dựng học phí trên cơ sở xây dựng chi phí đào tạo, chia theo 3 mức như sau: - Mức 1: Chi phí đào tạo đảm bảo đủ chi phí tiền lương và nhu cầu chi ngân sách hỗ trợ cho người học.

- Mức 2: Chi phí đào tạo tính đủ chi phí tiền lương và chi phí về nghiệp vụ giảng dạy, học tập (tính đủ chi phí thường xuyên);

- Mức 3: Chi phí đào tạo tính cả chi phí khấu hao tài sản cố định.

Trên cơ sở đó lựa chọn bước đi, xây dựng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ đào tạo (học phí) theo từng cấp học đảm bảo phù hợp với thu nhập người dân và khả năng của NSNN, cơ sở cho việc xác định chi phí đặt hàng (đơn giá đào tạo) gắn ngân sách hỗ trợ đối tượng chính sách, hoàn cảnh khó khăn không có khả năng chi trả chi phí đào tạo (đề xuất miễn, giảm, cho vay). Một trong những giải pháp liên quan đào tạo chất lượng cao, học phí cao.

Bên cạnh nguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục, nguồn vốn ngoài NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất,

phương tiện dạy học, trợ giúp cho học sinh nghèo, gia đình chính sách; khen thưởng, cấp học bổng cho học sinh có thành tích cao trong học tập, góp phần nâng cao đời sống giáo viên,… để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, nguồn vốn ngoài NSNN có ý nghĩa kinh tế, chính trị to lớn. Đối với Nhà nước, đó là thực hiện phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đối với xã hội là phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong sự nghiệp “trồng người” của đất nước.

Để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoài NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp chính quyền, các doanh nghiệp, tổ chức và người dân với chủ trương xã hội hóa giáo dục:

Nhận thức của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, tổ chức và người dân về chủ trương xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc huy động nguồn vốn ngoài NSNN. Xã hội hóa giáo dục là một chuyên đề khoa học có tính logic giữa chất lượng giáo dục với các vấn đề xã hội có liên quan đến giáo dục; đồng thời nó là xu thế phát triển tất yếu gắn với chiến lược đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay. Sự tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục chưa kịp thời của lãnh đạo ngành, các cấp, của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố là nguyên nhân then chốt dẫn đến hoạt động xã hội hóa giáo dục còn chậm khởi sắc và ít có hiệu quả. Trong thời gian vừa qua, việc huy động sự đóng góp của người dân trên địa bàn tỉnh cho sự nghiệp giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn là do người dân còn chưa nắm được chủ trương của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Nhiều phụ huynh học sinh còn có những quan niệm chưa đúng đắn về xã hội hóa giáo dục. Tư tưởng cho rằng giáo dục là trách nhiệm của chính quyền và của ngành vẫn còn khá phổ biến, sự đóng góp nhân lực, vật lực cho giáo dục còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung xã hội hóa giáo dục của Ðảng và Nhà nước. Công tác này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp

giáo dục. Trong đó, cần chú ý đúng mức công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm. Việc mở rộng chính sách xã hội hóa giáo dục qua xây dựng lộ trình điều chỉnh học phí từng bước phản ánh các chi phí đào tạo cần thiết đối với từng cấp học sẽ góp phần thực hiện tốt hơn chính sách điều tiết thu nhập, đả bảo công bằng xã hội. Trên cơ sở thu hút được nguồn tài chính của nhóm người có thu nhập cao trong xã hội để ngân sách nhà nước có điều kiện chăm lo tốt hơn đối với người nghèo, gia đình chính sách trong khi ngân sách đầu tư cho giáo dục không giảm đi.

Thứ hai, việc huy động sự đóng góp của nhân dân phải được tính toán dựa trên khả năng thu nhập của người dân, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.

Muốn vậy, cần phải phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước và người dân trong việc đảm bảo kinh phí cho giáo dục theo hướng: Đối với GDPT, cấp học phổ cập: NSNN bao cấp là chính, không nên thu học phí để khuyến khích học sinh đến trường. Song cũng có thể tranh thủ sự đóng góp của người dân ở những nơi có điều kiện KTXH phát triển, có mức thu nhập cao hơn như địa bàn 5 phường nội thành. Đồng thời, huy động sự đóng góp của gia đình, tổ chức kinh tế, lực lượng xã hội đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa trường lớp, đổi mới thiết bị giảng dạy phải trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với thu nhập của người dân.

Mở rộng hoạt động cho các đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường, đặc biệt là ban lãnh đạo cần có sự gắn kết hội cựu học sinh, Hội cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Quỹ từ thiện, Quỹ khuyến học, Quỹ giúp bạn nghèo vượtkhó…. Từ đó khai thác và phát huy tối đa hiệu quả của các đoàn thể này trong việc thông tin, tuyên truyền cũng như đóng góp nguồn lực để thực hiện xã hội hoá giáo dục.

Mở rộng các hoạt động dịch vụ hợp pháp để tăng việc làm và các khoản thu cho nhà trường: cho thuê cở sở vật chất, dịch vụ thể thao - văn hóa...

Thứ ba, tiến tới đa dạng hoá các loại hình trường và hình thức đào tạo để huy động sự đóng góp của người dân và các thành phần kinh tế cho sự nghiệp giáo dục của thành phố.

Chuyển đổi một số trường công lập sang mô hình dân lập hoặc tư thục cũng là một trong những giải pháp để huy động sự đóng góp nguồn lực ngoài NSNN. Để thực hiện được điều này, trước tiên, chính quyền các cấp phải có cơ chế khuyến khích về thủ tục hành chính cũng như tài chính đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cụ thể như sau:

- Đơn giản hóa các thủ tục thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Thống nhất tiêu chuẩn cũng như thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, sát nhập và đình chỉ hoạt động của các cơ sở giáo dục. Mặc dù những nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, không thống nhất với nhau. Vì vậy, cần quy định thống nhất lại theo nguyên tắc cấp quản lý nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì có quyền quyết định giải thể, sát nhập hay đình chỉ các cơ sở giáo dục.

Quy định thời gian cụ thể xét duyệt, cấp phép thành lập đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tăng thời gian cho việc thẩm định, xem xét các tiêu chuẩn và điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đồng thời rút ngắn thời gian ở khâu cấp phép. Khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất trong việc cấp phép thành lập một cơ sở giáo dục. Cần xem xét cụ thể những tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên,… trước khi cho cấp phép thành lập một cơ sở giáo dục ngoài công lập nào đó. - Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách khuyến khích tài chính đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập:

+ Thực hiện các biện pháp ưu đãi tài chính về đất đai và xây dựng cơ sở vật chất: Thực hiện tốt quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất miễn thu tiền sử dụng đất, cho thuê và miễn tiền thuê đất đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập có mặt bằng và yên tâm đầu tư cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan, đảm bảo chất lượng giáo dục. Muốn vậy, trước hết tỉnh cần thực hiện quy hoạch hợp lý mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập đối với từng bậc học, cấp học, trình độ đào tạo trên địa bàn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của các cơ sở giáo dục. Dựa trên quy hoạch phát

triển mạng lưới các cơ sở giáo dục thực hiện quy hoạch cụ thể quỹ đất cần thiết để phát triển các cơ sở giáo dục, trong đó có quỹ đất để phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Việc quy hoạch quỹ đất để phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục ngoài công lập cần có tầm nhìn chiến lược, tránh tình trạng thành lập trường nhưng không thu hút được học sinh hoặc quy mô của trường quá nhỏ bé, không hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Thực hiện công khai quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập nhằm tạo điều kiệnđể các nhà đầu tư chủ động lựa chọn, chuẩn bị các điều kiện và quyết định phương án đầu tư phát triển giáo dục ngoài công lập có hiệu quả nhất.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho các dự án đầu tư phát triển giáo dục ngoài công lập; đặc biệt là các dự án đầu tư ở những địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn và đặc biệt khó khăn, những cấp học và ngành học không có nhiều lợi thế cho phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Hỗ trợ có thời hạn một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập mới đi vào hoạt động trên địa bàn, tạo điều kiện cho các cơ sở này đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục và mức thu nhập tối thiểu của đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý. Mức kinh phí và thời hạn hỗ trợ nên phân biệt cơ sở giáo dục ngoài công lập theo địa bàn hoạt động, cấp học và ngành học.

Người lao động trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tham gia các lớp, khóa đào tạo để nâng cao trình độ do bộ, ngành, địa phương tổ chức bằng nguồn kinh phí của Nhà nước. Tỉnh cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. Đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách để các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Thực hiện tốt cơ chế NSNN đảm bảo kinh phí để chi trả tiền thưởng cho người lao động thuộc các cơsở giáo dục ngoài công lập được Nhà nước phong tặng giấy khen,

bằng khen, huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác theo chế độ của Nhà nước như đối với người lao động thuộc các cơ sở giáo dục công lập.

+ Tiếp tục thực hiện các biện pháp ưu đãi về huy động vốn và tín dụng: Ban hành các quy định về việc các cơ sở giáo dục ngoài công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất, huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hoàn trả theo thỏa thuận.

Có những biện pháp tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập có thể vay vốn tín dụng bằng các mở rộng tài sản có giá trị thế chấp thông qua cầm cố tài sản có được trong tương lai, sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay đảm bảo cho tiền vay. Các cơ quan thẩm định nên chú trọng vào hiệu quả trong tương lai của các dự án hơn là quan tâm đến tài sản thế chấp. Giảm chi phí tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, tổ chức lại thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, thuận tiện, hạn chế các chi phí cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Thứ tư, cần chỉ đạo thực hiện việc thu phí, lệ phí theo đúng qui định của pháp luật. Cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Không được thu những khoản phí, lệ phí khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Công khai việc sử dụngcác khoản phí và lệ phí để người học và nhân dân giám sát, tránh gây thắc mắc trong dư luận.

- Đối với các khoản phí, lệ phí có tên trong danh mục chi tiết phí và lệ phí, nhưng chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thì chưa được phép thu, không được vận dụng mức thu của các khoản phí, lệ phí khác có tính chất tương tự để thu. Trường hợp địa phương đã tổ chức thu thì phải dừng ngay…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)