Mô hình điển hìn hở trường THPT Chu Văn An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 84)

Từ năm 2006 đến nay, cơ chế tài chính đối với các cơ sở GDPT công lập ở nước ta đã từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội theo hướng ngày càng nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Các cơ sở giáo dục công lập có quyền tự chủ tài chính ngày càng cao trong việc sử dụng nguồn NSNN giao, được tự chủ trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thu, phát huy tiềm năng về cơ sở vật chất, tài sản hiện có, đội ngũ giáo viên để mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Góp phần đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng nguồn thu tài chính cho nhà trường, tạo lập nguồn khấu hao tài sản cố định của các tài sản tham gia các hoạt động dịch vụ để tăng cường tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường, điển hình trường THPT Chu Văn An, chênh lệch các hoạt động dịch vụ sau khi

thực hiện nghĩa vụ với NSNN, nhà trường được phép trích lập các quỹ ổn định thu nhập, khen thưởng và phúc lợi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và khen thưởng động viên kịp thời cán bộ công nhân viên. Thực tế thực hiện tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Lạng Sơn mà sử dụng nguồn ngân sách từ ngân sách thành phố và chịu sự quản lý của phòng giáo dục thành phố Lạng Sơn nổi bật lên một vấn đề chung đó là:

* Nguồn thu chủ yếu là do NSNN cấp, chiếm trên 95% nguồn thu của các trường phổ thông công lập, do vậy mà hầu như NSNN cấp chỉ đảm bảo các hoạt động thường xuyên của các trường, nên các trường học chưa có chênh lệch thu chi để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và trích lập các quỹ.

Để có sự đánh giá, so sánh về cơ chế quản lý tài chính của cùng ngành GDPT trên cùng một địa bàn là thành phố Lạng Sơn, xem xét thực tế tại một điểm trường là trường THPT Chu Văn An, một trường thuộc khối chuyên trực thuộc Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn quản lý về quản lý tài chính từ năm 2014 – 2016. Cụ thể:

* Nguồn thu:

Xu hướng giảm dần tỷ trọng nguồn kinh phí từ NSNN cấp và tăng dần tỷ trọng các nguồn vốn khác.

Bảng 2.12: Các nguồn tài chính của trường THPT Chu Văn An

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I NSNN cấp 6.220 8.530 11.205

1 Kinh phí thường xuyên 6.200 8.530 10.966

2 Kinh phí không thường xuyên 20 0 239

II Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác 244 328 474

Tổng cộng: 6.464 8.858 11.679

(Nguồn: Sở GD & ĐT tỉnh Lạng Sơn)

Các nguồn thu của trường THPT Chu Văn An đều tăng qua các năm. Trong đó các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và thu khác tăng lên đã góp phần đảm bảo bù đắp tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Nguồn thu này ngày càng được đa dạng.

Thu học phí thì ổn định và áp dụng theo quy định. Ngoài ra có thêm nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ như: thu ônthi vào lớp 10, thu ôn thi đại học, thu phí trông xe,...

Nguồn thu NSNN cấp cũng tăng qua các năm: trong đó có một điểm nổi bật đó là: Ngoài mức NSNN cấp cho học sinh theo chỉ tiêu được giao theo quy định, trường Chu Văn An là khối trường chuyên đào tạo chất lượng cao nên mỗi học sinh thuộc khối chuyên được cấp thêm 2,5 triệu đồng/1 học sinh/ 1 năm học. Số được cấp thêm này, nhà trường sử dụng tính toán chi trả học bổng cho học sinh đạt loại khá giỏi của trường.

Do vậy: nguồn thu của nhà trường có sự đa dạng hóa và dồi dào hơn cả về nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp thu khác so với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố.

* Cơ cấu chi thường xuyên của trường PTTH Chu Văn An

Bảng 2.13: Cơ cấu chi thường xuyên của trường PTTH Chu Văn An

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội Dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Chi thanh toán cá nhân 4.985 6.623 8.520

2 Chi chuyên môn nghiệp vụ 1.277 2.049 2.563

3 Chi mua sắm, sửa chữa 63 148 279

4 Chi khác 119 38 78

Tổng chi thường xuyên. Bao gồm

NSNN và nguồn kinh phí Khác 6.444 8.858 11.440

(Nguồn: Sở GD & ĐT tỉnh Lạng Sơn)

Cơ cấu chi thường xuyên của trường Chu Văn An có cơ cấu chi khá ổn định, giảm dần tỷ trọng chi thanh toán cá nhân và tăng dần tỷ trọng chi chuyên môn nghiệp vụ trong tổng chi. Đây là cơ cấu khá hợp lý: Chi thanh toán cá nhân chiếm 74% tổng chi và chi chuyên môn nghiệp vụ chiếm khoản 20%. So sánh với chi thường xuyên của các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn như đã phân tích ở trên xây dựng cơ cấu 84% chi thanh toán cá nhân nhưng thực tế số chi còn cao hơn, đều gần 90%, chi chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 5% tổng chi. Có thể thấy trường THPT Chu Văn An

đã có một mức chi cho chuyên môn nghiệp vụ cao, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

* Thực hiện tiết kiệm chi và hoạt động thu, chi sự nghiệp

Trên cơ sở nguồn thu và chủ động khai thác nguồn thu, nhà trường đã tiết kiệm chi, thông qua khoán chi một số khoản chi như: điện thoại, văn phòng phẩm,...

Nhà trường đã tiết kiệm được kinh phí từ các khoản chi cho quản lý hành chính, phần tiết kiệm được bước đầu một phần dành để chi bổ sung tiền lương tăng thêm cho người lao động và phân phối các quỹ. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.14: Kết quả thực hiện tiết kiệm chi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi tiêu Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tiết kiệm từ chi thường xuyên sự nghiệp Giáo

dục – Đào tạo 48 10 21

1. Chi lập quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp 28 10 21 2. Chi lập quỹ khen thưởng của đơn vị sự nghiệp 20 0 0

(Nguồn: Sở GD & ĐT tỉnh Lạng Sơn)

Bảng 2.15: Kết quả thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của trường THPT Chu Văn An từ năm 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội Dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Chênh lệch thu chi chưa phân phối

kỳ trước chuyển sang 18 8 157

2 Thu trong kỳ 330 489 646

3 Chi trong kỳ 81 0 0

4 Chênh lệch thu chi kỳ này 249 489 646

5 Nộp NSNN 15 12 18

6 Nộp cấp trên 0 0 0

7 Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này 244 328 474

STT Nội Dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

8 Trích lập các quỹ kỳ này

9 Số chênh lệch thu chi chưa phân

phối đến cuốikỳ 8 157 347

Trên cơ sở chênh lệch thu chi, từ hoạt động sự nghiệp, nhà trường đã bổ sung nguồn kinh phí trong kỳ để thực hiện việc chi trả thu nhập tăng thêm trung bình cho cán bộ, viên chức theo quy định và bù đắp mộtphần cho chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có thêm khoản kinh phí tiết kiệm được từ chi quản lý hành chính và có nguồn tiết kiệm chi trích lập các quỹ. Mặc dù, nhà trường chưa thực hiện việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và quỹ dự phòng, ổn định thu nhập. Có thể thấy rằng cùng là GDPT nhưng trường THPT Chu Văn An đã có những điểm khác biệt so với các trường phổ thông khác trên địa bàn thành phố về cơ chế quản lý tài chính. Nên chăng các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn phải có những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với sự phát triển chung của KTXH nói chung, phù hợp với sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng, trong đó gắn việc nghiên cứu xác định học phí đối với chương trình chất lượng cao, các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phù hợp Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ như ở nhiều địa phương đã thực hiện. Một mô hình còn mới tại Lạng Sơn nhưng đã thực hiện hiệu quả tại nhiều thành phố lớn trong cả nước đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng phát triển như hiện nay, nhất là khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì ngành giáo dục cũng phải hội nhập và thành phố Lạng Sơn cũng phải từng bước tham gia cùng quá trình đó.

* Đối chiếu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường THPT Chu Văn An và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Thứ nhất, việc tự chủ càng cao đã cho phép Trường THPT Chu Văn An chủ động, linh hoạt hơn trường Phổ thông khác để tổ chức hoạt động dịch vụ thụng qua việc mở rộng, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đã huy động, tạo nguồn thu từ NSNN của tỉnh hỗ trợ, thu sự nghiệp được phép sử dụng của nhà trường tăng đáng kể để tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức thụ hưởng do hoạt động dịch vụ mang lại góp phần tạo mức thu nhập tăng thêm cao hơn gắn mức độ tự chủ càng cao của trường.

Mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động Tổng số nguồn thu sự nghiệp thường xuyên của đơn vị (%)

Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Biểu đồ 2.1: Mức độ tự đảm bảo kinh phí thường xuyên của trường THPT Chu Văn An và Trường phổthông khác trên địa bàn

(Nguồn: Sở GD & ĐT tỉnh Lạng Sơn)

Thứ hai, việc tự chủ cao hơn mặc dù cho phép trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với tính chủ động cao hơn trong việc quyết định mức chi, không lo mất cân đối thu- chi, đặc biệt là có thể tập trung những nội dung chi cho hoạt động chuyên môn, chủ động dành nguồn thu sự nghiệp được phép sử dụng của đơn vị để tập trung đầu tư cho những nhiệm vụ ưu tiên, những nội dung trọng tâm, trọng điểm tạo bước đột phá trong hoạt động đào tạo chất lượng cao của trường.

2014 3,79 4,14 2,33 3,7 2,9 1,44 2015 2016 Năm Tỷ Trọng (%) 4,5 3 1,5 Ghi chú: THPT Chu Văn An PT Trên địa bàn Lạng Sơn

Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ trọng chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với tổng kinh phí hoạt động thường xuyên của trường Phổ thông khác trên địa bàn

(Nguồn: Sở GD & ĐT tỉnh Lạng Sơn)

Thứ ba, cơ chế tự chủ cao hơn đã cho phép trường có thể mạnh dạn sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả dựa trên cơ chế thu hút những cán bộ, viên chức giỏi gắn bó với nhà trường bằng mức thu nhập cao hơn, ưu đãi nhận được.

Thứ tư, kết quả của việc đa dạng hoá các hoạt động đào tạo, dịch vụ đào tạo, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, thực hành tiết kiệm mà chủ yếu từ chi phí quản lý hành chính đã cho phép mức độ tự chủ của trường cao hơn đã tạo thu nhập cho cán bộ, viên chức mức tăng nhanh hơn với mức thu nhập bình quân trường phổ thông khác trên địa bàn đã cao hơn so với các trường có mức độ tự chủ thấp hơn và bước đầu trích lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)