Công tác quản lý, sử dụng các nguồn tài chính và tài sản đầu tư cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 77)

* Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục

Quán triệt tư tưởng của Đảng và Nhà nước, hiểu được tầm quan trọng của giáo dục & đào tạo, thành phố luôn dành sự ưu tiên hàng đầu cho sự nghiệp trồng người. Ngân sách cho GD & ĐT bình quân hàng năm chiếm khoảng tỷ trọng cao tổng chi NSNN

thành phố, cao hơn hẳn so với các sự nghiệp khác như y tế, giao thông vận tải,... Số chi NS cho giáo dục liên tục tăng một cách đáng kể qua các năm.

Bảng 2.8 : Chi thường xuyên NSNN cho GDPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Chi thường xuyên 35.155 38.127 42.309 52.055 75.953 Trong đó

1 Chi thanh toán cá nhân 30.965 33.104 38.923 46.372 67.047 2 Mua sắm, sửa chữa 1.812 1.288 850 595 930 3 Chi cho chuyên môn nghiệp vụ 2.044 2.723 1.990 4.095 6.506

4 Chi khác 334 1.012 546 993 1.470

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn)

Chi NSNN cho GDPT tỷ trọng lớn là chi thường xuyên với 4 nhóm chi đó là: chi thanh toán cá nhân; chi mua sắm, sửa chữa; chi cho chuyên môn nghiệp vụ; chi khác. - Chi thanh toán cá nhân: Nội dung cơ bản là chi tiền lương, tiền công cho người lao động, phụ cấp lương... Chi thanh toán cá nhân hay các khoản chi cho con người luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thường xuyên trong những năm qua. Cơ cấu xây dựng chi con người cho giáo dục của thành phố là 84% nhưngthực tế thực hiện tỷ lệ này luôn cao hơn rất nhiều.

Các khoản chi cho con người là những khoản chi cần thiết bắt buộc phải thực hiện, phải ưu tiên đảm bảo cho khoản chi này. Những năm qua chi cho con người luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ năm 2012 đến nay, tiền lương tối thiểu đã được thực hiện tăng nhiều lần và từ mức lương cơ bản 2012 là 830.000 đồng, dự kiến từ 1/7/2013 thực hiện mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng. Do vậy, tỷ trọng chi cho con người ngày một tăng.

Nội dung chi này được các trường phổ thông thực hiện tương đối tốt, đảm bảo chi đúng mục đích và sát với dự toán được duyệt do có tỷ trọng cao nhưng các định mức,

tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho nhóm mục chi này rất cụ thể và rõ ràng thuận lợi cho công tác quản lý.

- Chi mua sắm, sửa chữa: Chi mua sắm, sửa chữa cho GDPT còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi, số tiền ít do vậy mà tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn rất thiếu thốn và xuống cấp. Số liệu thực tế cho thấy, chi mua sắm sửa chữa năm 2012 là 1.812 triệu đồng chiếm 5,15% tổng chi NSNN cho GDPT thì đến năm 2016, số chi chỉ còn là 930 triệu đồng chiếm 1,22%. Số chi quá thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu về mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

- Chi cho hoạt động công tác chuyên môn: Nhóm chi này phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy, học tập và hoạt động chuyên môn của các trường học, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập. Nhóm chi này bao gồm: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải là tài sản cố định); chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc... Tuy nhiên, với tỷ lệ kinh phí hiện nay dành cho chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được đầy đủ và cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập.

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Hàng năm, cùng với lập dự toán thu chi từ nguồn vốn NSNN, các cơ sở giáo dục & đào tạo lập dự toán gửi lên phòng giáo dục & đào tạo, phòng giáo dục & đào tạo tổng hợp, gửi lên phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố. Kho bạc nhà nước căn cứ vào dự toán đã được duyệt để cấp lại tiền cho các cơ sở giáo dục & đào tạo. Khoản thu học phí được thống nhất tập trung quản lý tại bộ phận kế toán. Kế toán phải mở sổ sách theo dõi thu chi quỹ học phí theo chế độ kế toán quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính.

Toàn bộ số học phí thu được nộp vào Kho bạc nhà nước được sử dụng toàn bộ chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT. Trong đó, trích 40% tổng số tiền học phí thu được (sau khi đã trừ chi phí thu) để thực hiện làm nguồn cải cách tiền lương. Số học phí sau khi đã trích 40% được chi cho các nội dung chủ yếu sau: Chi tăng cường cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thực hiện theo quy định tại điều 19,

20 nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp GD&ĐT như: tất cả các khoán chi nghiệp vụ chuyên môn và chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp GD&ĐT, kể cả chi cho thi tốt nghiệp ở các trường, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở; hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy, bao gồm chi hỗ trợ lao động trựctiếp giảng dạy của giáo viên, phục vụ giảng dạy của cán bộ nhân viên phục vụ và các bộ phận có liên quan; chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể ở các cơ sở giáo dục đào tạo.

Bảng 2.9: Chi thường xuyên Phí, lệ phí để lại cho GDPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Chi thường xuyên 502 642 608 1.507 1.771

Trong đó

1 Chi thanh toán cá nhân 185 366 295 788 933

2 Mua sắm, sửa chữa 0 5 0 8 54

3 Chi cho chuyên môn nghiệp vụ 151 112 120 295 429

4 Chi khác 166 159 193 416 355

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn)

* Nguồn thu khác đầu tư cho giáo dục

Hội khuyến học ở các phường, xã, kết hợp với ban giám hiệu các nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh, sử dụng quỹ khuyến học khen thưởng kịp thời các em học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến các thầy cô giáo dạy ở các phân trường, các, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ này góp phần động viên thầy và trò cóthành tích cao trong quá trình giảng dạy và học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố.

Nguồn đóng góp của nhân dân, tiền đóng góp được sử dụng cho các hoạt động như: xây dựng khuôn viên trường học (sân, đường đi nội bộ, vườn hoa cây cảnh) và sửa

chữa trường lớp, tu sửa bàn ghế. Đặc biệt, nhiều trường công lập trên địa bàn thành phố đã huy động tốt sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học như: lắp đặt hệ thống quạt, điện thắp sáng, đầu tư máy chiếu, máy vi tính, phần mềm quản lý kết quả học tập của học sinh, trang trí lớp học,…

Chi NSNN cho GDPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơn thời gian qua được thể hiện được rõ nét các nội dung sau:

Thứ nhất, chi ngân sách cho giáo dục theo cấp học và trình độ đào tạo đã chú trọng ưu tiên hơn cho giáo dục phổ cập.

Thành phố đã chú trọng ưu tiên hơn cho giáo dục phổ cập nhằm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân, tạo điều kiện cho người dân, con em các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng có được trình độ học vấn cơ bản để có thể tiếp tục học lên cấp cao hơn hoặc tự học; từ đó tạo ra phong trào học tập thường xuyên, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.

Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục tiểu học và cho THCS chiếm tỷ lệ khá cao trên 70% tổng chi ngân sách cho GD thành phố. Điều này phù hợp với yêu cầu ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, THCS của thành phố. Như vậy, xu hướng tập trung chi NSNN cho các cấp học phổ cập là hoàn toàn phù hợp với việc thực hiện chủ trương giáo dục.

Thứ hai, cơ chế phân cấp quản lý chi NSNN cho phát triển giáo dục góp phần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền thành phố và các đơn vị thực hiện

Hệ thống giáo dục quốc dân được phân cấp quản lý về tài chính ở mức độ cao. Căn cứ pháp lý quan trọng cho những sắp xếp tài chính này là Luật NSNN năm 2002. Những văn bản Luật và dưới Luật trong lĩnh vực NSNN đã tạo ra khung pháp lý cho các mối quan hệ tài chính giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Luật NSNN quy định việc cung cấp ngân sách cho GDPT thuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương (tỉnh – huyện – xã), do NSĐP đảm bảo còn hầu hết các

trường đại học và một số trường cao đẳng do Trung ương quản lý và cung cấp nguồn kinh phí hoạt động.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, quán triệt chủ trương phân cấp quản lý về mặt tài chính của Nhà nước, đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS, do chính quyền huyện quản lý và cung cấp tài chính; đối với các trường THPT, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, trường Cao đẳng sư phạm do chính quyền tỉnh quản lý và cung cấp ngân sách. Như vậy, theo phân cấp, ngân sách thành phố đảm bảo nhiệm vụ chi cho ngành học mầm non và hai cấp tiểu học, THCS. Việc thực hiện tốt phân cấp quản lý ngân sách về cấp huyện đã tạo điều kiện chủ động về nguồn kinh phí cho các cơ sở giáo dục. Phòng GD & ĐT đã phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn kinh phí phục vụ các nhiệm vụ chuyên môn của ngành như: tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi tốt nghiệp, Bổ túc, kinh phí bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thay sách và bồi dưỡng chu kỳ cho giáo viên.

Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển vẫn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách thành phố chưa được phân cấp. Điều này cũng gây khó khăn cho thành phố khi không được tự chủ động chi đầu tư phát triển trên địa bàn.

Thứ ba, việc phân bổ dự toán ngân sách cho giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực

Cơ chế phân bổ dự toán chi NSNN cho GD & ĐT có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn NSNN đáp ứng các yêu cầu phát triển và thực hiện các mục tiêu, chính sách của giáo dục, trong đó có chính sách xã hội hóa giáo dục. Việc phân bổ mức chi từ NSNN cho giáo dục phản ánh và chịu ảnh hưởng của hàng loạt các định mức chi khác nhau của các cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp xem xét, quyết định hàng năm. Cơ chế phân bổ dự toán ngân sách cho giáo dục những năm qua đã trải qua các phương pháp tính toán khác nhau như tính theo dân số, tính theo số học sinh có mặt, hoặc các loại định mức đề ra các hướng dẫn về tỷ lệ học sinh/ giáo viên và sỹ số lớp và thậm chí có loại định mức hướng dẫn về tỷ lệ chi lương/ ngoài lương. Trong thực tế một số định mức mang tính bắt buộc và một số định mức mang tính hướng dẫn nhiều hơn.

Tuy nhiên có thể thấy rằng, cơ chế phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục ngày càng hoàn thiện với các tiêu thức phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản, gắn với đặc thù của lĩnh vực, dễ thực hiện và dễ kiểm tra; tăng tính công khai minh bạch; đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương; ưu tiên với các vùng có điều kiện KTXH khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tốt hơn quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong thực hiện chủ trương giáo dục.

Từ năm 2012 đến nay: Phân bổ dự toán NSNN chi cho sự nghiệp GD & ĐT thực hiện theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.

Bảng 2.10: Định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp GD & ĐT cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

A- Giáo dục: Phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi.

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng Định mức phân bổ

Đô thị 1.241.680

Đồng bằng 1.460.800

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở

đồng bằng, vùng sâu 1.986.880

Vùng cao - hải đảo 2.775.520

B- Đào tạo: Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng Định mức phân bổ

Đô thị 53.340

Đồng bằng 59.270

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc

ở đồng bằng, vùng sâu 80.600

Phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục cho các địa phương áp dụng định mức phân bổ ngân sách theo dân số trong độ tuổi đến trường; có hệ số ưu tiên theo vùng; đảm bảo cơ cấu chi lương, các khoản có tính chất lương, các khoản trích theo lương tối đa 84% và chi hoạt động tối thiểu 26% tổng chi sự nghiệp giáo dục của địa phương; áp dụng định mức bổ sung ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của các địa phương có xã thuộc chương trình 135 theo dân số trong độ tuổi đến trường.

Căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành, khả năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình địa phương, HĐND tỉnh Lạng Sơn quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương.

Thứ tư, cơ sở vật chất và các vấn đề cấp bách về giáo dục như: xoá mù chữ, phổ cập giáo dục, hỗ trợ giáo dục cho các xã vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên... đã được chú trọng ưu

tiên.

- Các đơn vị trường học đã có đủ phòng học, nhiều trường được kiên cố hoá, tất cả các trường, lớp thực hiện thay sách đều được trang bị đủ bộ thiết bị theo quy định của Bộ GD & ĐT. Tất cả các trường đều có thư viện hoặc tủ sách, ngoài những sách được trang bị phục vụ cho công tác chuyên môn, nhà trường còn vận động cán bộ, giáo viên, học sinh quyên góp cho thư viện nhà trường thêm phong phú đầu sách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học các trường ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tăng cường.

Bảng 2.11: Số phòng học năm học 2014-2015, 2015-2016 STT Trường, cơ sở Số trường Số lớp (nhóm)

2014-2015 2015-2016 2014-2015 2015-2016

1 Tiểu học 10 10 212 214

2 THCS 8 8 145 145

Tổng số 18 18 357 359

Để tăng cường công tác bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc tu sửa, bảo quản và sử dụng trang thiết bị. Tăng cường đầu tư mua sắm, tự làm đồ dùng, thiết bị cho việc dạy và học. Trang thiết bị đầu tư cho giảng dạy và học tập tương đối đầy đủ. Hàng năm, các trường trích từ 15-20% ngân sách chi trường xuyên cho việc mua sách, thiết bị dạy học và các hoạt động chuyên môn.

Thứ năm, thành phố cũng đã chú trọng và thực hiện tốt chương trình mục tiêu về giáo dục trên địa bàn.

Thành phố đã chủ động việc huy động nguồn tài chính ngoài NSNN kết hợp với nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)