Khái quát đặc điểm KTXH thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 53)

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, nằm trong khu vực kinh tế, thương mại sầm uất, dân cư đông đúc, đồng thời là nơi tập trung các cơ quan quan trọng của tỉnh. Nằm giữa một lòng chảo lớn có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm thành phố (đây là dòng sông chảy ngược. Nó bắt nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hướng Nam - Bắc về huyện Quảng Tây - Trung Quốc) thành phố Lạng Sơn có diện tích tự nhiên 79,18km2. Cách Thủ đô Hà Nội 154km, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị 14km và cách 5 cặp chợ đường biên Việt - Trung thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng từ 25 đến 30km. Dân số của Thành phố ước tính có gần 10 vạn người với 104 khối thôn được chia thành 8 đơn vị hành chính (05 phường, 03 xã).Thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn hoá của cả nước với đất nước Trung Quốc và các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được quy hoạch thành một nút trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, thành một động lực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vùng Đông Bắc Việt Nam, và sau năm 2010 trở thành một cực của tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của thành ủy, HĐND, UBND thành phố, thành phố Lạng Sơn đã chuyển biến và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được cải thiện, diện mạo thành phố thay đổi từng ngày. Cùng với sự phát triển của các ngành, nghề kinh tế, sự nghiệp GD & ĐT cũng không ngừng phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng.

2.1.1.1 Đặc điểm kinh tế

Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thành phố Lạng Sơn là một đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước với Trung Quốc. Được sự quan tâm, ưu đãi qua các chính sách

ưu tiên phát triển của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự cố gắng của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong thành phố nên nền kinh tế của thành phố Lạng Sơn trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 8,06%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 67,06%, công nghiệp xây dựng đạt 30,27%, nông, lâm nghiệp là 2,67%. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển, tốc độ tăng bình quân 11,32%/năm, quy mô được mở rộng, hình thức đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,66%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, giá trị sản xuất tăng 0,28%. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, sắp xếp lại và cổ phần hoá. Kinh tế tư nhân, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh, thu hút ngày càng nhiều lao động, đóng góp tích cực vào giải quyết việc làm và tăng thu NSNN.

2.1.1.2 Đặc điểm xã hội

Thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề số 17/2008/NQ- HĐND ngày 19/12/2008 của HĐND thành phố phê chuẩn Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới trường mầm non, tiểu học, THCS thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2009- 2015 và những năm tiếp theo. Qua việc triển khai thực hiện đề án, quy mô trường, lớp học tiếp tục được mở rộng hợp lý; chất lượng giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; hoàn thành phổ cập bậc trung học tại 05 phường nội thành; đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá; 100% trẻ em 6 tuổi được vào lớp 1; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm ở bậc tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt trên 99%, bậc trung học phổ thông đạt trên 90%.

Duy trì tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, y tế dự phòng, công tác phòng chống dịch bệnh; duy trì kết quả 8/8 xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác xã hội hoá y tế được đẩy mạnh, đã có thêm 128 cơ sở khám chữa bệnh được thành lập và đi vào hoạt động. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được duy trì ổn định. Tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên ở mức dưới 0,9%/năm. Công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em ngày càng được quan tâm, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Hàng năm, có trên 82% số hộ gia đình văn hoá. Xây mới được 30 nhà văn hoá. Thành phố cũng tiến hành đẩy mạnh xã hội hoá công tác thể dục thể thao, đặc biệt phong trào thể thao quần chúng được phát triển đến mọi tầng lớp nhân dân.

Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, quan tâm chăm lo, đảm bảo thực hiện đúng các chế độ đối với người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

Công tác dân tộc, tôn giáo được các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, bảo đảm đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)