Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 51)

Luận văn Tiến sĩ khoa học giáo dụcQuản lý tài chính của các Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường Trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục” của Phan Văn Sỹ năm 2015. Quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT nhằm củng cố hệ thống giáo dục THPT và giúp cung cấp các nguồn lực thích hợp để học sinh đạt được kết quả học tập tốt, mang đến cơ hội học tập công bằng cho mọi thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học THPT (15-17 tuổi) và quản lý các nguồn lực giáo dục một cách có hiệu quả. Hệ thống quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT giúp điều hành các nguồn lực học tập và do vậy nó là nền tảng cơ bản để đạt được các kết quả giáo dục. Thành công của quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT phải được đo bằng việc nguồn tài chính được sử dụng như thế nào để đạt các mục tiêu tiếp cận giáo dục, chất lượng và hiệu quả đầu tư cho giáo dục THPT.

Yêu cầu quản lý tài chính của các các Sở GD&ĐT đối với các trường THPT là: Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất GD, tăng số trường học có chất lượng; Đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục THPT; Tạo ra một môi trường giáo dục năng động hơn và thể hiện các ưu tiên phục vụ sự phát triển KT - XH. Công tác quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT đối với các trường THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện KT-XH địa phương; chủ trương, chính sách phát triển GD THPT nói chung, các tỉnh khu vực Tây Bắc nói riêng; nhận

thức của cán bộ quản lý, người dân về giáo dục THPT; năng lực, trình độ quản lý tài chính của cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, trường THPT; các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác quản lý tài chính của cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, trường THPT.

Luận văn Thạc sĩ “Hoànthiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Thị Việt Hà năm 2015. Vì quản lý tài chính NSNN rất quan trọng nên từ trước đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nó. Tuy nhiên đối với công tác quản lý Nhà nước về tài chính đối với các trường phổ thông là nội dung phức tạp, nên chưa có nhiều công trình khoa học, như Luận văn Thạc sĩ “ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Thị Việt Hà năm 2015. Các đề tài nghiên cứu trên phạm vi, quy mô, đối tượng, thời gian, không gian, địa bàn khác nhau. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chưa có một công trình, đề tài khoa học nào nghiên cứu về lĩnh vực này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết để đưa ra được những giải pháp nhằm quản lý Nhà nước về tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn và tránh thất thoát ngân sách nhà nước và góp phần quản lý tài chính NSNN trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung được hiệu quả hơn.

Kết luận chương 1

Quản lý tài chính các trường phổ thông là một vấn đề khá phức tạp. Mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính các trường phổ thông là tăng thu, tiết kiệm chi, tránh thất thoát, tăng tích lũy hướng đến bền vững tài chính gắn với kết quả đầu ra trong đào tạo. Với nội dung chi tiết về quản lý tài chính các trường phổ thông được trình bày trong chương 1, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề sau:

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính, luận văn đưa ra quan điểm về quản lý tài chính các trường phổ thông trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của giáo dục phổ thông. Nội dung quản lý tài chính các trường phổ thông.

Tổng quát những cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính các trường phổ thông, đồng thời cũng đưa ra khái niệm về tự chủ tài chính các trường phổ thông.Đánh giá quản lý tài chính các trường phổ thông cần xây dựng chỉ tiêu, tác giả cũng tiến hành xây dựng được một số chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính các trường phổ thông gắn với chất lượng đầu ra.

Ngoài ra, những phân tích trong chương 1 cho thấy, quản lý tài chính các trường phổ thông chịu chi phối của nhiều nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

Nếu nắm bắt được cơ chế tác động của từng nhân tố tới quản lý tài chính sẽ dẫn đến việc quản lý tài chính đối với các trường phổ thông công lập chặt chẽ hơn, toàn diện hơn và luôn đạt được mục tiêu cuối cùng là bền vững tài chính gắn với chất lượng đào tạo. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính các trường phổ thông ở các địa phương khác, tác giả cũng đã đúc rút, tổng kết được một số bài học cho địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Toàn bộ nội dung được trình bày trong chương 1 là cơ sở để vận dụng nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính các trường phổ thông công lập địa bàn thành phố Lạng Sơn ở chương 2.

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)