Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 97)

Thứ nhất, nguồn tài chính hoạt động của các trường chủ yếu là NSNN, ở một số trường phổ thông công lập nguồn thu từ học phí mới chỉ chiếm chưa đến 3%, mà nguồn ngân sách thì hạn hẹp chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, trong đó chi đầu tư XDCB, CTMT chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển GD & ĐT của thành phố theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Nguồn ngân sách dành cho đầu tư phát triển CSVC trong giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD & ĐT của thành phố; chủ yếu trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách trung ương, chưa huy động được nhiều nguồn tài chính ngoài ngân sách vào đầu tư phát triển giáo dục.

Trong khi đó cơ chế học phí hiện hành còn rất nhiều hạn chế, thu theo khung quy định của Nghị định 49/2010/NĐ-CP, mức thu chưa tính đầy đủ chi phí giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo và sự cải thiện thu nhập của tầng lớp dân cư cùng với sự tăng

trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, khung học phí hiện hành chưa phát huy tác dụng tích cực trong việc huy động nguồn lực của xã hội vào đầu tư phát triển giáo dục, gây khó khăn đảm bảo cho việc duy trì và nâng cao chất lượng của các cơ sỏ giáodục. Mức thu học phí chưa bù đắp được chi phí tối thiểu cần thiết cho hoạt động đào tạo, hạn chế khả năng huy động nguồn lực từ người học để nâng cao chất lượng đào tạo. Khung học phí còn mang nặng tính bình quân. Vì vậy, nó vừa là gánh nặng cho người nghèo, lại vừa bao cấp cho cả người giầu, tạo ra sự mất công bằng xã hội trong giáo dục. Đi liền với cơ chế thực hiện miễn giảm học phí còn bất hợp lý, đặc biệt trong điều kiện thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của thành phố. Việc thực hiện miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn giảm lại không đi kèm với việc được nhà nước đảm bảo nguồn để thực hiện điều này.

Một mặt, các cấp chính quyền chưa tích cực trong việc cụ thể hoá giải pháp, cách thức và có cơ chế hợp lý để huy động nguồn tài chính ngoài NSNN, còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn NSNN; mặt khác do nhận thức của người dân về xã hội hóa giáo dục còn chưa cao, công tác thông tin tuyên truyền về xã hội hóa giáo dục còn chưa thực sự có hiệu quả.

Mặt khác, căn cứ Luật NSNN cũng như các chính sách chế độ của Nhà nước thì việc lập dự toán đối với các cấp thực hiện theo một quy trình khép kín theo cách lập từ dưới lên. Song hầu hết việc lập và phân bổ dự toán của các CSGD ít được chấp nhận, thường thì thấp hơn. Ngược lại, với số kinh phí được giao dự toán sau khi đã được HĐND thông qua, nếu không có nguồn thu khác thì việc điều hành NSNN sẽ là hết sức khó khăn, đặc biệt với cấp học phổ thông.

Tóm lại mức độ tự chủ chủ yếu là chi tiêu, chưa tự chủ thu, mức thu và đa dạng hóa nguồn thu và chưa thể chủ động các trường về tài chính để hoạt động.

Thứ hai, phân cấp, phân bổ, xây dựng dự toán quản lý chi NSNN còn nhiều bất cập, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, trong khi thực tê, thành phố Lạng Sơn có đầy đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ chi và quản lý chi đầu tư phát triển. Việc phân bổ và sử dụng các khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách cho giáo dục chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn tình trạng đầu tư

dàn trải, manh mún và hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu đặt ra nhưng không đủ ngân sách để thực hiện, gây lãng phí và thất thoát nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Điều này một phần là do chi đầu tư phát triển không được phân cấp xuống đến cấp huyện, thành phố không được tự chủ sử dụng khoản chi này cho nhu cầu thực tế của địa phương. Do sự yếu kém về năng lực quản lý của các chủ đầu tư và cơ chế báo cáo, tổng hợp, kiểm tra, giám sát tình hình phân bổ và sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục chưa được thực hiện tốt nên xảy ra tình trạng cắt xén NSNN đầu tư cho giáo dục, chất lượng trường học, thiết bị giáo dục không đảm bảo. Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư trong giáo dục của cơ quan quản lý, đơn vị thụ hưởng và cộng đồng dân cư chưa được chú trọng đúng mức.

Những bất cập của hệ thống định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục. Hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp đào tạo theo vùng mặc dù đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp và vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về phát triển giáo dục giữa các vùng.

Phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các địa phương chưa có định mức cụ thể nên chưa phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong việc lựa chọn ưu tiên phân bổ và sử dụng nguồn NSNN kết hợp với các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư, chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất cho giáo dục.

Phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; chưa tạo ra động lực mạnh mẽ phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp và từng cơ sở giáo dục trong thực hiện chủ trương giáo dục. Xây dựng dự toán chi NSNN của thành phố cho sự nghiệp giáo dục được xây dựng theo từng năm, việc xây dựng kế hoạch trung và dài hạn chưa được hoàn thiện. Thành phố chưa thể dự toán đầy đủ các nguồn tài chính ngoài ngân sách có thể huy động vào phát triển giáo dục cũng như xã hội hóa giáo dục.

Thứ ba, cơ cấu chi tiêu ngân sách cho giáo dục còn mất cân đối, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là chi tiền lương, tiền công chiếm trên 80%. Điều này tạo ra một sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu các khoản chi, do vậy việc đầu tư cho

cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy của các cơ sở giáo dục chưa được đầu tư và quan tâm thoả đáng, không tương ứng với mức tăng quy mô học sinh trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, việc quản lý nguồn tài chính ngoài NSNN còn khá lỏng lẻo, thiếu minh bạch một trong những lý do chủ yếu đội ngũ cán bộ tài chính kế toán của các cơ sở GDPT công lập tại Lạng Sơn còn kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế, đa phần chỉ tốt nghiệp trung cấp tài chính, do đó dẫn đến hạn chế về thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở này. Nhiều khoản phí, lệ phí chưa được ghi thu, ghi chi theo đúng quy định. Một số cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu từ nguồn đóng góp của dân xong việc quản lý thu, chi chưa chặt chẽ và đúng nguyên tắc tài chính, gây mất lòng tin ở người dân. Chưa có quy định rõ ràng về việc công khai cũng như kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng học phí.

Trong quá trình thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP, vẫn còn một số đơn vị lúng túng khi sử dụng quyền được trao. Thêm vào đó việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ như thế nào là tiết kiệm, chống lãng phí chưa được quy định, căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là tiêu chuẩn, định mức, trong khi tiêu chuẩn, định mức lại chưa được ban hành đầy đủ (các khoản chi hội nghị, tiếp khách… chưa có quy định về định mức dẫn đến tình trạng chi tiêu không khoa học, không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và rất khó kiểm soát).

Nguyên nhân hạn chế nêu trên chủ yếu do trông chờ chủ yếu từ NSNN, chưa chủ động, sáng tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của thành phố Lạng Sơn đối với các trường THPT có thể nhận thấy một số vấn đề thực tiễn sau:

Về Nguồn thu và các khoản chi ngân sách giáo dục THPT (thường xuyên, đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu Quốc gia): đượcsự quan tâm của địa phương cấp 100% từ NSNN. Chi NS GD THPT tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, Tỷ lệ chi

ngân sách GD THPT trong tổng chi NS GD hầu như thấp hơn so với toàn quốc. Chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NS thường xuyên toàn ngành giáo dục.

Về kiểm soát và năng lực quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT:

Sở GD&ĐT hàng năm đều có văn bản hướng dẫn lập dự toán, chấp hành dự toán ngân sách, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và kiểm tra, thanh tra tài chính của các trường THPT theo hướng dẫn của Sở Tài chính. Sở GD&ĐT đã có sự phối hợp tốt giữa các phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ của Sở đã đảm bảo chính xác cho việc lập và thực hiện dự toán đúng thời gian quy định. Sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở đã tạo điều kiện kịp thời trong công tác điều hành dự toán của ngành.

Tuy nhiên Sở GD&ĐT còn hướng dẫn các trường THPT lập dự toán ngân sách, xây dựng báo cáo quyết toán NS... chung chung, chưa cụ thể, chủ yếu giới thiệu văn bản cấp trên, chưa gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển năm học.

Tiêu chí phân bổ ngân sách: chủ yếu dựa vào số biên chế của các trường dẫn đến tăng ngân sách giáo dục chủ yếu dành cho lương, không hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, chưa tạo công bằng giữa các nhà trường.

Thẩm tra, duyệt quyết toán ngân sách của các trường THPT: Hướng dẫn cho các trường THPT lập và và gửi báo cáo quyết toán chưa cụ thể, rõ ràng; Chưa thực sự công khai, dân chủ trong thẩm định, duyệt báo cáo quyết toán, thông báo quyết toán quý/ năm của các trường.

Sở GD&ĐT kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các trường THPT: Sở GD&ĐT chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra, quy định cụ thể về xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tài chính các trường THPT. Việc hướng dẫn và chỉ đạo các trường THPT về những nội dung cần kiểm tra, về tiến trình và thời hạn kiểm tra chưa cụ thể. Chỉ đạo công tác tự kiểm tra đối với các trường THPT thuộc Sở GD&ĐT còn chung chung.

Cán bộ quản lý tài chính, CSVC: CBQL Sở, trường THPT còn yếu năng lực quản lý tài chính, thiếu máy tính, mạng, phần mềm kế toán lạc hậu (EXCELL), chưa thông nhất các trường của 1 tỉnh

Kết quả phát triển GD THPT: Mặc dù đã đạt nhiều thành tích đáng kể trong giai đoạn 2012-2016, tuy nhiên còn nhiều mặt hạn chế như:

- Phát tiền ăn, ở cho HS THPT theo chính sách (QĐ 12) còn chậm

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục THPT là khâu yếu của các tỉnh miền núi.

và phòng đã xuống cấp do được xây dựng từ lâu.

Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho giáo dục THPT trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn rất hạn hẹp, nhưng việc sử dụng các nguồn lực đó chưa thực sự hướng đến nâng cao chất lượng, công bằng và hiệu quả. Nguyên nhân chính là:

Cơ chế, chính sách phân cấp quản lý tài chính chưa triệt để, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường chưa cao. Chưa có quy định nhiệm vụ rõ ràng của các sở ngành liên quan, chức năng quản lý tài chính giáo dục giữa Sở GD&ĐT với các cơ quan hữu quan trong quản lý tài chính giáo dục trung học phổ thông còn chồng chéo, Các Sở GD&ĐT chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tạo môi trường phân cấp quản lý tài chính giáo dục cho các trường THPT. Công tác lập kế hoạch, dự toán ngân sách giáo dục còn nhiều bất cập, chưa phân bổ ngân sách giáo dục trung học phổ thông; chưa xây dựng công thức phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường hiệu quả, chất lượng giáo dục; chưa thực sự giao tự chủ/phân cấp cho nhà trường trong quản lý tài chính (việc chi tiêu và mở rộng nguồn thu) cũng như phát huy vai trò của các nhà trường trong chủ đông huy động nguồn lực để đưa vào dự

toán ngân sách. Cơ chế giám sát kiểm tra tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường trung học phổ thông còn nhiều bất cập

Nhận thức cũng như nghiệp vụ CBQL tài chính của đội ngũ CBQL tài chính Sở GD&ĐT, trường THPT còn nhiều hạn chế, chưa đáp được yêu cầu đổi mới quản lý tài chính giáo dục.

Để khắc phục hạn chế và giải quyết vấn đề về quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT, cần thực hiện những giải pháp khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý tài chính giáo dục ở cấp độ cơ chế, chính sách quản lý tài chính của địa phương.

CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔNG THÔNG Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

3.1 Đinh hướng phát triển giáo dục phổ thông công lập ở thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)