Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính đối với giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

thông

Chỉ tiêu thứ nhất, tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, tỷ lệ này được xác định như sau: Mức lương bình quân cán bộ giáo viên năm N+1 chia cho Mức lương bình quân của cán bộ giáo viên năm N.

Chỉ tiêu này phản ánh, nếu tốc độ tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên đều qua các năm, (có tính đến tỷ lệ lạm phát dự kiến), thì có thể cho rằng trường này bền vữngvề mặt tài chính. Mức lương cán bộ giáo viên tăng trưởng ổn định là một trong những điều kiện để tái sản xuất sức lao động của cán bộ giảng viên. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề giáo viên, nhưng người làm nghề dạy học cũng phải được hưởng xứng đáng với thành quả lao động của mình. Nếu nhận được mức thu nhập thỏa đáng, thì người lao động sẽ chuyên tâm với nghề. Với nghề dạy học, càng đòi hỏi người lao động - giáo viên phải có mức độ chuyên tâm với nghề rất cao; vì trí thức của con người luôn phát triển và do đặc thù củachính nghề dạy học đó. Giáo viên vừa là người luôn tiếpcận và cập nhật cho được tri thứcmới, vừa lại phải truyền đạt một cách thành công hệ thống tri thức logic cho người học. Do đó, họ cần nhiều thời gian để trau dồi tri thức và kỹ năng truyền đạt. Vì vậy, cơ cấu tiền lương giáo viên phải tính đến các yếu tố đó là mức tiền lương cần đảm bảo cho họ không cần thiết phải kiếm thêm việc làm khác nhằm tăng thêm thu nhập.

Chỉ tiêu thứ hai, tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi:

Chỉ tiêu này được xem xét toàn diện khi phân tích những yêu tố liên quan: diện tích phòng học, phòng ở cần thiết cho học tập và sinh hoạt của một học sinh, mỗi học sinh cần tối thiểu là 65m2 cho các hoạt động này; tiêu chí này cho thấy khả năng đáp ứng đúng chuẩn qua các năm là bao nhiêu? Trang thiết bị trong các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, các thiết bị, gia công, chế biến,...; Diện tích nhà đất phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thể chất; Tài liệu phục vụ cho chuyên môn giảng dạy.

Chỉ tiêu thứ ba, tỷ lệ tiết kiệm chi

Tổng chi năm N+1 Tỷ lệ tiết kiệm chi = ---

Tổng chi năm N

Chỉ tiêu này được xem xét trong mối tương quan hoàn thành được những nhiệm vụ đã đề ra qua các năm. Tỷ lệ này cho thấy, mức độ chi tiêu khoa học và có kế hoạch để tăng tích lũy. Nội hàm của chỉ tiêu là xây dựng chi khoa học trong mục tiêu đạt được hiệu quả chứ không phải là không chi.

Chỉ tiêu thứ tư, tỷ trọng của từng nguồn thu

Chỉ tiêu này cho biết, hoạt động nào trong các hoạt động đào tạo đại học của mỗi trường mang lại nguồn thu chính cho trường đại học đó. Tuy nhiên, nếu mô hình trường đại học chú trọng rất nhiều đến hoạt động đào tạo, chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu, mở rộng quy mô đào tạo, thì chênh lệch thu chi của hoạt động đó cũng chưa thể khẳngđịnh sẽ cao. Do vậy, để phân tích quản lý tài chính toàn diện cần phân tích chỉ tiêu sau.

Chỉ tiêu thứ năm, Tỷ lệ thất thoát tài chính

Số tiền thất thoát năm N+1 Tỷ lệ thất thoát tài chính = ---

Tổng thu năm N+1

Ngoài những chỉ tiêu trên tăng cường quản lý tài chính có thể được đo bằng một số chỉ tiêu khác như: Số lần công khai hóa tài chính trong năm, hay trường phổ thôngđã xây dựng quy trình quản lý tài chính chuẩn được công bố với cơ quan chủ quản và công bố nội bộ hay chưa?Quy trình xin ý kiến như nào? Đó cũng là vấn đề cần quan tâm.

Trên đây, là các chỉ tiêu đánhgiá quản lý tài chính các trường phổ thông. Các chỉ tiêu này có tính khả thi cao khi được phân tích trong mối liên hệ những nhân tố ảnh hưởng quản lý tài chính các trường phổ thông.

1.6. Những kinh nghiệm từ các địa phương về công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông

Kinh nghiệm quản lý tài chính của Trường Trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

- Hàng năm các trường THPT cân đối kinh phí để chi mua sắm, trang bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy

- Trường THPT Long Thành luôn cố gắng tiết kiệm chi để có tiền chi thu nhập tăng thêm cho Cán bộ, Giáo viên.

- Trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của trườngvà là người tổ chức thực hiện tất cả các văn bản, đường lối, chính sách của các cơ quan cấp trên.

+ Trong quá trình làm việc đã tham mưu cùng Ban lãnh đạo nhà trường và đề xuất những biện pháp quản lý tài chính cũngnhư quản lý tất cả các tài sản, đồ dùng dạy học trong nhà trường để có tính hiệu quả cao.

+ Trong quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì Hiệu trưởng có quyền quyết định các mức chi: Chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ … sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị mình .

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đều gửi cho Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch đó là những cơ quan quản lý cấp trên xem xét và đã được chấp thuận .

- Các tài sản đựơc mua từ nguồn NSNN mà đơn vị đã có từ trước, khi bán thanh lý cũng đã thành lập Hội đồng thanh lý tài sản và số tiền thu được từ bán thanh lý tài sản sau khi trừ đi chí phí đã được đưa vào Quỹ phát triển họat động sự nghiệp của đơn vị nhằm nâng cao họat động sự nghiệp.

- Nắm được nguồn kinh phí một cách dễ dàng và đạt hiệu quả rất cao, chủ động được việc chi tiêu sao cho phù hợp tránh lãng phí. Bên cạnh trường Trung học phổ thông chú ý đến quản lý tài chính thật tốt thì cũng đi đôi với quản lý Tài sản thật tốt (tài sản quản lý không tốt thì dẫn đến quản lý tài chính không tốt vì phải mua sắm, sữa chữa thường xuyên) .

*Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trên về quản lý tài chính ở các trường THPT có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào việc quản lý tài chính ở các trường THPT như sau:

Các định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong trường phổ thông

- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách

- Tăng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách

- Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục - Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học:

- Tăng cường trách nhiệm của các trường trong quản lý tài chính - Đổi mới giám sát tài chính giáo dục

Một số yêu cầu về thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm của trường phổ thông.

* Thực hiện 3 công khai:

- Công khai về chất lượng đào tạo

- Về các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý - Về thu, chi tài chính

* Xây dựng "Quy chế chi tiêu nội bộ" : Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ :

- Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn đơn vị.

- Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

- Đối với trường phổ thông tự chủ một phần kinh phí: được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với trường do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.kiểm soát chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)