7. Kết cấu của luận án
1.2.2. Lý thuyết về TMQT của David Ricardo
Theo lý thuyết LTTĐ thì không giải thích được vì sao một quốc gia không có một LTTĐ nào hoặc một quốc gia có LTTĐ hơn hẳn so với quốc gia khác ở rất nhiều hàng hóa vẫn có thể tham gia và thu được lợi ích trong quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động TMQT. Năm 1817, trong tác phẩm “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế khóa”, D.Ricardo đã đưa ra lý thuyết LTSS nhằm giải thích tổng quát, chính xác hơn về nguồn gốc hay điều gì đã thúc đẩy các quốc gia giao thương với nhau. Theo lý thuyết LTSS, trong trường hợp một quốc gia không có LTTĐ về bất kỳ sản phẩm nào thì vẫn có thể thu được lợi ích và các quốc gia có LTTĐ về nhiều sản phẩm lại càng có lợi hơn so với khi họ không thương mại. Khi đó, quốc gia không có LTTĐ về bất kỳ sản phẩm nào vẫn có thể chuyên môn hóa sản suất và xuất khẩu hàng hóa mà họ có LTTĐ lớn so với sản phẩm còn lại trong nước, nghĩa là họ có LTSS về sản xuất sản phẩm đó. Ngược lại quốc gia đó sẽ nhập khẩu sản phẩm mà họ có LTTĐ nhỏ hơn so với sản phẩm còn lại trong nước, nghĩa là họ không có LTSS về sản xuất sản phẩm đó (Hoàng Thị Chỉnh, 2009). Về cơ bản, LTTĐ của A.Smith là một trường hợp đặc biệt của LTSS của D.Ricardo và có tính tổng quát hóa cao hơn. Lý thuyết LTSS vẫn ủng hộ tự do hoá thương mại và hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào TMQT. Tuy nhiên, dù khắc phục được hạn chế trong lý thuyết TMQT trước đó nhưng lý thuyết LTSS vẫn tiếp tục tồn tại những hạn chế, đó là tiếp tục xem lao động là yếu tố duy nhất tạo ra sản phẩm. Khi đó, sự khác biệt về chi phí lao động nguồn gốc tạo ra thương mại giữa các quốc gia, nó hoàn toàn không tính đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó, nghĩa là chỉ đề cập đến khía cạnh cung chứ chưa quan tâm đến cầu của thị trường (Hạ Thị Thiều Dao, 2016).