Thị trường xuất khẩu đồ gỗ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ

Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu đồ gỗ đến 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 10 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam lớn nhất đã chiếm tỷ trọng trên 85% với kim ngạch nhập khẩu mỗi quốc gia đều trên 100 triệu USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm gần 50% và là quốc gia duy nhất có kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam trên 1 tỷ USD. Tính tổng cho các quốc gia tại khu vực EU, Việt Nam cũng đã có giá trị xuất khẩu đồ gỗ vào khu vực này gần hơn 1 tỷ USD vào năm 2018, xếp thứ hai sau Hoa Kỳ (ITC, 2018).

Hình 3.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào các thị trường Nguồn: Dữ tiệu ITC, 2018 Xét trong giai đoạn dài, xu hướng xuất khẩu đồ gỗ vào các thị trường trọng điểm đều tăng qua các năm. Đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đã có tăng trưởng bứt phá và vượt xa các quốc gia còn lại. Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Trung Quốc, có kim

ngạch xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã có những hàng động áp thuế chống bán phá giá lên một số mặt hàng đồ gỗ nội thất từ Trung Quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam để hưởng quy chế xuất xứ hàng hóa. Khả năng cạnh tranh giá tốt (do nhân công rẻ và mức thuế nhập khẩu thấp) đã giúp Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ có xu hướng chuyển dịch sản xuất về trong nước theo các chính sách thương mại mới của chính phủ. Do đó, Việt nam cũng cần có những động thái mới để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ thay vì chỉ tập trung và quá lệ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ.

Hình 3.6: Xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào các thị trường

Nguồn: Dữ liệu ITC, 2018;Bộ công thương 2019 Trong khi thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ có những chuyển biến phức tạp hơn thì tại thị trường EU, triển vọng phát triển ngành đồ gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đầu năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) đã được Việt Nam và EU ký kết vào tháng 5/2017. Đây là những điều kiện thuận lợi, giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang các thị trường mới tại EU.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)