Liên kết và chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận án

3.1.7. Liên kết và chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ

Ngành chế biến gỗ liên quan đến nhiều tác nhân trongchuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, ngoài doanh nghiệp chế biến gỗ bao gồm các công ty, hộ gia đình trồng rừng, doanh nghiệp khai thác gỗ, doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu, doanh nghiệp cung ứng các nguyên liệu phụ trợ khác và doanh nghiệp thương mại.

Liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng là một yêu cầu quan trọng để gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực liên quan và gia tăng giá trị gia tăng cho các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, quá trình liên kết cũng cần tập hợp các điều kiện, bao gồm môi trường thể chế thông thoáng, minh bạch, điều kiện tự nhiên phù hợp và thời gian để xây dựng lòng tin. Sự thiếu vắng liên kết trong ngành gỗ hiện nay không những làm giảm đi hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm lợi nhuận cho các bên liên quan mà còn làm mất cơ hội thị trường trong trường hợp đáp ứng các yêu cầu đơn hàng lớn từ các đối tác nhập khẩu. Các hiệp hội gỗ đại diện cho các doanh nghiệp của ngành có vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy liên kết. Tuy nhiên vai trò này hiện đang còn hạn chế, bởi các khó khăn do nguồn lực con người và tài chính, tiếp cận thông tin, thực quyền được trao cho các hiệp hội bởi các cơ quan quản lý. Đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích còn tồn tại giữa các thành viên trong cùng một hiệp hội cũng góp phần làm giảm đi v trò của hiệp hội trong việc ai thúc đẩy liên kết trong chuỗi cung ứng.

Hình 3.3: Chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ Việt Nam

Nguồn: VnDirect, 2016 Liên kết trong chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ tại Việt Nam được diễn ra chủ yếu theo các hình thức sau:

- Liên kết trồng rừng, nhập khẩu nguyên liệu – sản xuất chế biến: trong liên kết này, các doanh nghiệp chế biến gỗ có mối liên kết với các doanh nghiệp trồng rừng, hộ gia đình trồng rừng, hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để tạo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất chế biến các sản phẩm đầu ra.

- Liên kết sản xuất chế biến nguyên liệu và sản xuất chế biến đồ gỗ thành phẩm: trong liên kết này, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ có mối liên kết với các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ, ván gỗ, nguyên liệu gỗ sau cưa xẻ để tạo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất chế biến các sản phẩm đầu ra.

- Liên kết sản xuất đồ gỗ thành phẩm và doanh nghiệp phân phối: trong liên kết này, các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm đầu ra sẽ liên kết với các doanh nghiệp thương mại để tiêu thụ ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ tại Việt Nam tương đối rời rạc và đứt quãng. Vẫn chưa hình thành được chuỗi liên kết xuyên suốt từ trồng rừng/nhập khẩu – chế biến nguyên liệu – chế biến thành phẩm – thương mại. Quá trình liên kết chưa chặt chẽ là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến năng suất lao động thấp và khả năng cạnh tranh kém của ngành gỗ nói chung và các doanh

nghiệp chế biến đồ gỗ nói riêng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)