Lao động trong ngành chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 73 - 74)

7. Kết cấu của luận án

3.1.3. Lao động trong ngành chế biến gỗ

Theo VIFORES (2018), quy mô lao động trong ngành chế biến gỗ vào khoảng khoảng 300.000 người. Trong đó, số lượng lao động có trình độ đại học chuyên ngành chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3% (khoảng 6 đến 9 nghìn người), công nhân kỹ thuật chiếm 20 30%, số còn lại là lao động phổ thông. Với số lượng 4.200 doanh - nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ có khoảng 2 lao động có trình độ đại học chuyên ngành trở lên. Trong khi đó yêu cầu số lượng kỹ sư có trình độ đại học cần từ 7 10%/tổng số lao động (20 30 nghìn kỹ sư), - - như vậy có thể thấy số lượng kỹ sư chế biến lâm sản cần thiết cho ngành phải còn thiếu đến hàng nghìn người mỗi năm.

Bên cạnh đó do số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn và chủ ,

yếu là lao động phổ thông nên chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Gần 95% các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ với số lượng dưới 50 lao động/doanh nghiệp (Tô Xuân Phúc, 2017). Năng suất lao động trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 50% của Philippines, 40% năng suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên minh Châu Âu (VCCI, 2014). Đối với các doanh nghiệp tham gia chế biến gỗ ở mức độ đơn giản như dăm gỗ, ván dăm… thì vấn đề chất lượng và trình độ nguồn nhân lực không đáng lo ngại như trong các doanh nghiệp chế biến sản phẩm đồ gỗ thành phẩm. Lao động trong các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm sơ cấp đều là trình độ đơn giản, bởi tính chất công việc ở khu vực này cũng đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Trong khi đó, với hiện trạng lao động như hiện tại của nhóm các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, đào tạo và tăng cường nguồn lao động có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt trong định hướng tăng cường xuất khẩu và hướng tới các sản phẩm đồ gỗ chất lượng, có thương hiệu và giá trị gia tăng cao hơn cho ngành.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)