7. Kết cấu của luận án
4.7.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kết quả ước lượng đã chỉ ra đây cũng là yếu tố tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra nguồn . vốn FDI giải ngân càng lớn sẽ tác động thúc đẩy lên xuất khẩu đồ gỗ càng lớn. Phân tích tổng thể thực trạng vốn đầu tư và giải ngân FDI vào Việt Nam nói chung và đầu tư FDI vào ngành gỗ nói riêng sẽ có cơ sở rõ ràng hơn trong đề xuất các giải pháp liên quan đến thu hút FDI, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về nguồn vồn thu hút và giải ngân FDI của Việt Nam thời gian qua Trong thời gian qua, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thành công trong khu vực. Với những điều chỉnh trong chính sách thu hút FDI theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập, đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng như mạnh dạn hơn trong việc tăng vốn, mở rộng quy mô các dự án đầu tư.
Bảng 4.19: Kết quả thu hút FDI vào Việt Namqua các năm Đơn vị tính: triệu USD Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn FDI đăng ký 15.598 16.348 22.352 21.922 24.115 26.890 37.101 36.369 Tăng trưởng -21,57% 4,81% 36,73% -1,93% 10,01% 11,51% 37,97% -1,97% Vốn FDI giải ngân 9.864 10.047 11.300 11.900 13.100 14.800 15.700 19.100 Tăng trưởng -0,82% 1,86% 12,47% 5,31% 10,08% 12,98% 6,08% 21,66% Nguồn:Tổng cục thống kê, 2020 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2018 có xu hướng tăng. Nguồn vốn đăng ký năm 2018 là hơn 36 tỷ USD, tăng gần 1,5 lần so với năm 2015 và tăng gần 2,5 lần so với năm 2011. Trong toàn giai đoạn, vốn đăng ký tăng bình quân tăng 9,45%/năm, vốn giải ngân tăng bình quân 8,70%/năm. Kết quả này không chỉ tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và phát triển mà còn là động lực quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững. Quá trình tham gia sâu rộng vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và môi trường đầu tư FDI tại Việt Nam được cải thiện đáng kể đã giúp dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký bình quân giai đoạn 2011 2015 là - 56,77%/năm; giai đoạn 2016- 2018 là 49,96%. Ngoại trừ các nguyên nhân về thị trường, hai nguyên nhân chủ quan từ phía Việt Nam làm cho các dòng vốn FDI chậm giải ngân là những thủ tục đối với các dự án FDI tương đối phức tạp và công tác đền bù giải phóng mặt bằng khó khăn để có thể giao đất sạch cho chủ đầu tư. Để thu hẹp khoảng cách giữa vốn thực hiện với vốn đăng ký, Việt Nam phải có chính sách thu hút vốn FDI ổn định, quản lý nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả hơn, đặc biệt là các khâu đột phá để đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho nhà đầu tư Nguồn vốn giải . ngân để thực hiện các dự án mới thật sự có ý nghĩa tác động lên sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng.
Hình 4.10: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn đăng ký Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020 Thứ hai, về nguồn vồn thu hút và giải ngân FDI vào ngành gỗ
Với kết quả thu hút FDI đáng kể của cả nước, sự phát triển vượt bậc của ngành gỗ trong khoảng 20 năm trở lại đây không thể thiếu vai trò quan trọng của nguồn vốn và doanh nghiệp FDI. Các dự án FDI đã ngày càng tham gia sâu rộng vào các khâu trong chuỗi sản xuất ngành gỗ, từ cung ứng nguyên liệu đến thiết kế và chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Số lượng doanh nghiệp FDI chiếm 16,5% và doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước chiếm 78,5%. Mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI ít hơn rất nhiều so với số lượng doanh nghiệp nội địa nhưng đóng góp của khu vực này cho xuất khẩu các sản phẩm gỗ lại lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ doanh nghiệp, với giá trị kim ngạch xuất khẩu đến 47% (Forest Trends, 2019). Với kim ngạch xuất khẩu của khối FDI trong ngành đồ gỗ chiếm phần lớn thì sự gia tăng nguồn vốn đầu tư FDI có tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của toàn ngành.
Bảng 4.20: Kết quảthu hút FDI vào ngành gỗ giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Vốn FDI đăng ký 356,75 230,85 133,39 163,55 404,22
Vốn FDI giải ngân 225,18 150,88 91,80 100,37 268,85
Tỷ trọng vốn giải
ngân/đăng ký 63,12% 65,36% 68,82% 61,37% 66,51%
So với toàn nguồn vốn giải ngân FDI toàn quốc thì tỷ lệ giải ngân của nguồn vốn đầu tư vào ngành gỗ tích cực hơn, trung bình cao hơn khoảng 11% mỗi năm. Điều này cho thấy sản xuất trong ngành gỗ có sự năng động nhất định hơn, các nhà đầu tư nước ngoài đã có những động thái đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn để nhanh chóng tổ chức sản xuất kinh doanh và gia nhập vào thị trường. Bên cạnh đó, quy mô các dự án FDI vào ngành gỗ trong những năm gần đây đã có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng nhỏ lại, giai đoạn 2001 2010 trung bình là 7 triệu USD/dự án, đến - giai đoạn 201 2019 trung bình là 4,7 triệu USD dự án 1- (Forest Trends, 2020). Quy mô dự án nhỏ cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong quá trình triển khai để có thể đẩy nhanh tốc độ giải ngân thực hiện dự án.
Tóm lại, tình hình thu hút và giải ngân nguồn vốn FDI của cả nước nói chung và ngành gỗ nói riêng trong thời gian qua có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, nguồn vốn FDI thu hút vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh qua các năm, kể cả về số lượng dự án lẫn giá trị vốn đăng ký. Kết quả này có được là do Việt Nam đã quyết liệt thực hiện các cơ chế, chính sách mở cửa thu hút FDI trong thời gian qua, duy trì tăng trưởng kinh tế, môi trường chính trị xã hội ổn định.-
Hai là,lượng vốn FDI đăng ký cao nhưng tỷ lệ giải ngân thấp và có xu hướng giảm. Bỏ qua những nguyên nhân do thị trường và nguồn vốn đăng ký ảo thì những thủ tục đối với các dự án FDI tương đối phức tạp và công tác đền bù giải phóng mặt bằng khó khăn là những rào cản lớn để nhà đầu tư FDI có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đã đăng ký.
Ba là,so với trung bình cả nước thì đầu tư FDI vào ngành gỗ cũng có sự tăng trưởng vượt bậc và có tỷ lệ giải ngân tốt hơn. Sự năng động và ổn định của ngành gỗ đã giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong công tác thực hiện dự án để có thể gia nhập thị trường nhanh nhất.
Bốn là, quy mô đầu tư vào ngành gỗ của các dự án FDI trong những năm gần đây có xu hướng giảm và nhỏ dần. Quy mô vốn của mỗi dự án giảm trong khi số dự án đầu tư liên tục tăng. Thực trạng đầu tư này có thể do chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thay đổi, nhưng quy mô dự án nhỏ đã thúc đẩy quá rình thực hiện dự t án và giải ngân nguồn vốn nhanh hơn.