Quy mô doanh nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 72 - 73)

7. Kết cấu của luận án

3.1.2. Quy mô doanh nghiệp chế biến gỗ

Mặc dù đứng đầu Asean về kim ngạch xuất khẩu gỗ nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Xét theo quy mô lao động thì chỉ có khoảng 4,5% doanh nghiệp vừa và lớn, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Xét theo quy vốn đầu tư, tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và lớn có khoảng 7%. Theo nguồn gốc vốn thì số doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm khoảng 5%, doanh nghiệp FDI chiếm 16,5% và doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước chiếm 78,5%. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI ít hơn rất nhiều so với số lượng doanh nghiệp nội địa nhưng đóng góp của khu vực này cho xuất khẩu các sản phẩm gỗ lại lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ doanh nghiệp, với giá trị kim ngạch xuất khẩu đến 47% (Forest Trends, 2019).

Hình 3.1: Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ Nguồn: Forest Trends, 2019

Đối với các doanh nghiệp nội địa, hầu hết các doanh nghiệp này đều thiếu và yếu về nguồn lực, đặc biệt là vốn, thông tin thị trường, cũng như khả năng tiếp cận thông tin, quy định luật pháp, đặc biệt là các quy định về cam kết hội nhập và cơ hội thị trường. Từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và khả năng mở rộng phát triển xuất , khẩu ngành gỗ. Tuy nhiên, với những bứt phá của những doanh nghiệp nội địa trong thời gian gần đây và sự hỗ trợ của chính phủ, ngành gỗ nói chung và các doanh

nghiệp chế biến đồ gỗ nói riêng được kỳ vọng sẽ có thể dần khắc phục được những khó khăn này. Đặc biệt là xu hướng liên kết sản xuất ngày càng được đẩy mạnh giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sẽ là chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề quy mô nhỏ trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)