7. Kết cấu của luận án
1.3.2. Lý thuyết về TMQT của Krugman
Năm 1979, với nghiên cứu được xuất bản, Krugman đã cho ra đời lý thuyết mới về TMQT. Lý thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả định về lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất, từ đó thúc đẩy cạnh tranh của các doanh nghiệp và TMQT. Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất, lý thuyết của Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm. Chính vì hai đặc tính lợi thế quy mô của nhà sản xuất và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng mà người sản xuất sẽ dần dần trở thành độc quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác. Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao TMQT vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố sản
xuất tương tự nhau. Chẳng hạn Mỹ và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu máy bay Boeing và nhập khẩu máy bay Airbus từ châu Âu và điều ngược lại cũng xảy ra với các nước Châu Âu. Lý do xảy ra điều này là do sự ưa thích tính đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng cho phép cả hai hãng Boeing và Airbus có lợi thế tương đối trong sản xuất những nhãn hiệu của mình.
Nghiên cứu của Paul Krugman đã mở ra một hướng tiếp cận và nghiên cứu mới về kinh tế và TMQT. Cho tới ngày nay, lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman đã trở thành lý thuyết quan trọngtrongcác nghiên cứu về TMQT, bổ sung cho lý thuyết LTSS của Ricardo và Heckscher-Ohlin ở khía cạnh giải thích cặn kẽ và gần với thực tế hơn về nguồn gốc diễn ra TMQT của các quốc gia.