7. Kết cấu của luận án
1.2.4. Lý thuyết về TMQT của Hechscher – Ohlin
Lý thuyết LTSS của D.Ricardo sang đầu thế kỷ XX đã thể hiện những hạn chế của nó. Vấn đề đặt ra là LTSS do đâu mà có và nguồn gốc thật sự của TMQT giữa , các quốc gia bắt nguồn từ đâu. Rõ ràng lý thuyết LTSS đã không thể giải thích được những vấn đề đó. Năm 1933, trong tác phẩm “Mậu dịch liên vùng và mậu dịch quốc tế”, Hechscher – Ohlin đã đưa ra lý thuyết H-O (tên viết tắt của hai ông) để giải thích về nguồn gốc của TMQT. Theo đó, một quốc gia nên xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố mà quốc gia đó tương đối dư thừa và nhập khẩu sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố mà quốc gia đó tương đối khan hiếm (Hoàng Vĩnh Long, 2011). Lý thuyết H- O cũng cho rằng yếu tố tạo nên sản xuất bao gồm cả vốn và lao động. Chính khác biệt về sự dư thừa tương đối hay khan hiếm tương đối về nguồn lực sản xuất vốn có của các quốc gia là vốn và lao động đã tạo nên sự khác biệt trong LTSS giữa các quốc gia
trong quá trình sản xuất các sản phẩm, từ đó thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia (Hoàng Thị Chỉnh, 2009).
Như vậy, lý thuyết H O đã xác định được nguồn gốc tạo ra LTSS và giá cả so - sánh để từ đó thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia là sự khác biệt về nguồn cung các yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia, cụ thể là nguồn vốn và lao động. Mặc dù lý thuyết H O đã giải thích và cơ bản khắc phục hạn chế của các lý thuyết TMQT trước - đó nhưng vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của TMQT hiện nay. Đó là khía cạnh cầu của thị trường vẫn chưa được đưa vào để giải thích sự thay đổi của TMQT ở các quốc gia. Bên cạnh đó, môi trường tự do thương mại hoàn toàn vẫn chưa được vận hành, chủ nghĩa bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu cũng là những rào cản nhất định đến TMQT mặc dù quốc gia xuất khẩu có LTSS. Hoặc những chính sách khuyến khích, điều phối của các quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến TMQT mặc dù bản thân quốc gia đó không có LTSS trong sản xuất.