7. Kết cấu của luận án
5.3.3. Giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu đồ gỗ
Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua trước hết bắt đầu từ những hạn chế về nguồn nguyên liệu và các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Giải quyết được những khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng đó sẽ tạo nền tảng vững chắc và góp phần rất lớn vào thành tích xuất khẩu của ngành chế biến gỗ. Tuy nhiên, dưới góc độ hoạt động thương mại, thực trạng các hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó, cùng với những giải pháp giải quyết khâu đầu vào cho sản xuất, cũng cần có những giải pháp kết hợp đồng bộ để đẩy mạnh các hoạt động đầu ra, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Theo đó, Việt Nam cần tập trung một số vấn đề cốt lõi sau trong quá trình xây dựng các giải pháp phát triển cho hoạt động xuất khẩu đồ gỗ:
Một là, thúc đẩy thương mại sản phẩm đồ gỗ vào các thị trường mới. Bên cạnh các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu nhu cầu các thị trường tiềm năng. Trên thực tế, Việt Nam đã xuất khẩu đồ gỗ sang 122 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngoại trừ các thị trường trọng điểm thì các quốc gia còn lại có kim ngạch thấp. Do đó, bên cạnh giữ vững các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng vào các thị trường này. Đối với các thị trường mới này, cần thay đổi tư duy trong tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp Việt phải chủ
động tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng để sản xuất và cung cấp những sản phẩm thị trường cần Đặc biệt là cần chú trọng vào các thị trường đông dân, yếu tố mà kết quả . nghiên cứu định lượng đã chỉ ra có tác động đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thay vì GDP của nước nhập khẩu.
Hai là, xây dựng thương hiệu đồ gỗ quốc gia. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua ớn và tăng trưởng mạnh liên tục, nhưng tỷ trọng l xuất khẩu của khu vực FDI vẫn chiếm áp đảo so với các doanh nghiệp nội địa. Việt Nam vẫn chú trọng vào các khâu gia công hoặc sản xuất đồ gỗ không thương hiệu cho các nhà phân phối nước ngoài với giá trị gia tăng chưa tương xứng. Do đó, trong chiến lược phát triển ngành gỗ Việt Nam, cần xác định rõ phải có các thương hiệu quốc gia có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới với một lộ trình thực hiện cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn. Khả năng cạnh tranh của thương hiệu quốc gia đó phải được đo lường cụ thể bằng kim ngạch sản xuất và có mặt trên bao nhiêu quốc gia.