7. Kết cấu của luận án
3.3. Lợi thế so sánh trong xuất khẩu đồ gỗ
Xét về lợi thế so sánh theo chỉ số lợi thế so sánh hiển thị RCA4
(Balassa, 1965), trong nhóm 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, có 5 quốc gia có lợi thế so sánh cao.
Bảng 3.3: Chỉ số LTSS RCA 10 nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới Quốc gia 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 Poland 5.91 5.75 5.37 5.11 4.79 4.49 4.31 4.09 China 2.35 2.35 2.50 2.70 2.90 3.32 3.09 2.85 Viet Nam 2.03 3.09 3.95 3.94 3.83 2.91 2.59 1.86 Italy 3.12 3.02 2.91 2.87 2.63 2.29 2.11 1.92 Czech.R 2.44 2.47 2.31 2.23 2.08 1.82 1.93 2.09 Mexico 2.07 2.21 2.05 1.64 1.64 1.73 1.89 1.89 Germany 0.88 0.83 0.95 1.02 1.13 1.05 0.94 0.86 Canada 1.68 1.58 1.49 1.08 0.99 0.91 0.81 0.99 US 0.64 0.61 0.63 0.62 0.61 0.60 0.57 0.52 Netherlands 0.40 0.43 0.46 0.44 0.46 0.54 0.52 0.61
Nguồn: Dữ liệu ITC, 2018 Việt Nam luôn có lợi thế so sánh cao nhưng lại có xu hướng giảm lợi thế so sánh kể từ năm 2007. Việt Nam chỉ có thể duy trì lợi thế so sánh thứ 2 thế giới sau Ba Lan đến năm 2011 và tiếp tục xu hướng giảm so với các quốc gia còn lại cho đến nay. Trong khi đó, Trung Quốc vốn có lợi thế so sánh thấp hơn Việt Nam và các nước nhưng đã tăng dần và xếp trên Việt Nam từ năm 2011 (tuy nhiên, xu hướng thay đổi lợi thế so sánh của Trung Quốc cũng giống như Việt Nam). Các quốc gia còn khác có xu hướng giảm lợi thế so sánh theo thời gian nhưng lại tăng trở lại trong những năm gần đây.
4
Chỉ số lợi thếso sánh hiển thị (RCA) trong xuất khẩu được xây dựng bởi Balassa năm 1965, với công thức
tính lợi thếso sánh cho một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm X là : RCAX = (kim ngạch xuất khẩu X của Quốc gia A/T ng kim ng ch xu t kh u Qu c gia A) / (kim ng ch cu t kh u X c a thổ ạ ấ ẩ ố ạ ấ ẩ ủ ế giới/Tổng kim ng ch xuạ ất khẩu c a thủ ế giới)/. Ch sỉ ốRCA < 1 được xem là không có lợi thê so sánh, 1<RCA<2 được xem là có lợi th ế so sánh, RCA >2 được xem là có lợi thếso sánh trong xuất khẩu.
Hình 3.8: Lợi thế so sánh hiển thị trong xuất khẩu đồ gỗ của các quốc gia
Nguồn: Dữ liệu ITC, 2018 Kết quả đánh giá lợi thế so sánh đồ gỗ xuất khẩu thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị cho thấy Việt Nam đã không thể duy trì lợi thế so sánh trong xuất khẩu đồ gỗ sau một thời gian dài tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu dựa vào chiều rộng. Nghĩa là quá trình sản xuất và thương mại chủ yếu dựa trên nguồn gỗ tự nhiên dồi dào trong nước và nhân công giá rẻ đã không thể giúp Việt Nam duy trì được lợi thế khi mà các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc gỗ và mẫu mã hàng hóa ngày càng được các đối tác nhập khẩu yêu cầu nghiêm ngặthơn. Trong khi các quốc gia còn lại chú trọng vào khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, chủ động nguồn nguyên liệu hợp pháp để đáp ứng các yêu cầu mới của thế giới để có thể tạo đà tăng dần lợi thế so sánh. Xu hướng trên cũng một lần nữa đặt yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, để từ đó có những giải pháp phù hợp cho phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và nâng cao lợi thế so sánh về xuất khẩu trong thời gian tới.