7. Kết cấu của luận án
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong thời gian phát triển vừa qua, nhưng ngành chế biến gỗ nói chung và sản xuất đồ gỗ nói riêng của Việt Nam vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Những khó khăn này có thể tiếp tục sẽ là những rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới nếu không có những giải pháp phát triển đồng bộ.
Thứ nhất, về nguyên liệu sản xuất. Mặc dù nguồn cung ứng trong nước có thế đáp ứng được ¾ nhu cầu nhưng nguồn nguyên liệu chất lượng cho sản xuất đồ gỗ cơ bản vẫn còn những khó khăn. Nguyên nhân là do:
Một là, hầu hết gỗ rừng trồng được khai thác có đường kính nhỏ, chất lượng thấp, chủ yếu được dùng để sản xuất dăm gỗ và ván gỗ nhân tạo, khó có thể phục vụ cho sản xuất các mặt hàng đồ gỗ chất lượng cao để xuất khẩu;
Hai là, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến nay mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng diện tích rừng Việt Nam, chưa tới 10% rừng ở trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc giải trình nguồn gốc gỗ nguyên liệu với quốc gia nhập khẩu;
Bốn là, nguồn nguyên liệu có rủi ro pháp lý cao vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với các rủi ro về mặt pháp lý khi xuất khẩu thành phẩm có nguồn nguyên liệu không rõ ràng.
Thứ hai, về hoạt động sản xuất đồ gỗ. Với sự tăng trưởng mạnh của thị trường trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam mặc dù có những phát triển đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục nếu muốn tận dụng tốt nhất những cơ hội từ thị trường trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là:
Một là, số lượng doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nhiều nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp vừa và lớn chỉ khoảng 4,5% nếu xét quy mô lao động hoặc 7% nếu xét quy vốn đầu tư;
Hai là, các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ hầu hết đều thiếu và yếu về nguồn lực, đặc biệt là vốn và công nghệ, từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và khả năng mở rộng phát triển xuất khẩu đồ gỗ;
Ba là, số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn và chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, năng suất lao động trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp;
Bốn là, mối liên kết trong chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ tại Việt Nam tương đối rời rạc và đứt quãng. Vẫn chưa hình thành được chuỗi liên kết xuyên suốt từ trồng rừng/nhập khẩu – chế biến nguyên liệu – chế biến thành phẩm – thương mại nên khả
năng cạnh tranh của ngành hàng trên thị trường kém.
Thứ ba, về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ. Bên cạnh kết quả xuất khẩu cao, xuất siêu qua nhiều năm liền và vượt chỉ tiêu chiến lược ngành gỗ đến năm 2020 thì hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian quan cũng còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân là do:
Một là, mặc dù xuất khẩu vào nhiều thị trường trên thế giới, nhưng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhiều thị trường trọng điểm với kim ngạch hơn 85% vào 10 quốc nhập khẩu nhiều nhất;
Hai là, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI vẫn chiếm áp đảo so với các doanh nghiệp nội địa, chiếm khoảng 16% số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhưng khu vực FDI lại sở hữu đến 47% kim ngạch xuất khẩu;
Ba là, lợi thế so sánh trong xuất khẩu đồ gỗ của iệt Nam mặc dù đang ở mức V cao nhưng có xu hướng giảm dần do quá trình sản xuất và thương mại chủ yếu dựa trên nguồn gỗ tự nhiên dồi dào trong nước và nhân công giá rẻ trước đây đang ngày càng mất dần lợi thế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Với những nền tảng sản xuất đã xây dựng được, cùng với bối cảnh thương mại thế giới được cho là có lợi cho Việt Nam, dự báo trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của cả nước. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu ngành chế biến gỗ nói chung và đồ gỗ nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy đã có kết quả phát triển vượt bậc. Việt Nam đã dần thể hiện được sự tự chủ trong nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Hoạt động sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp đã có những phát triển nhất định về công nghệ và năng lực sản xuất để có thể mang về kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình toàn ngành chế biến gỗ. Quá trình chuyển dịch xuất khẩu trong ngành gỗ đã đi theo hướng ngày càng xuất khẩu nhiều
hơn đối với các sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao so với nhóm nguyên liệu gỗ có giá trị gia tăng thấp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vẫn có những hạn chế nhất định trong nguồn nguyên liệu, quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất và thương hiệu sản phẩm để tiếp cận thị trường. Do đó, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển nguồn cung nguyên liệu nội địa, tăng cường tính hợp pháp trong xuất xứ nguyên liệu, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và xây dựng thương hiệu để có thể nâng cao lợi thế so sánh của ngành chế biến gỗ và thật sự trở thành ngành mũi nhọn của Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 4: PHÂN TCH CÁC YU T TÁC ĐỘNG ĐN XUẤT KHẨU Đ GỖ VIỆT NAM