7. Kết cấu của luận án
5.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp và hoạt động sản xuất đồ gỗ
Với định hướng phát triển ngành gỗ Việt Nam đến năm 2030 và hàm ý giải pháp từ phân tích thực trạng các doanh nghiệp và hoạt động sản xuất đồ gỗ đã được chỉ ra, cùng với các giải pháp về nguồn nguyên liệu cho sản xuất, các giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất cũng cần được thực hiện đồng bộ, từng bước khắc phục những hạn chế và tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam cần tập trung một số vấn đề cốt lõi sau trong quá trình xây dựng
các giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu:
Một là, đẩy mạnh thực hiện mối liên kết trong chuỗi cung ứng. Về dài hạn, ngành chế biến gỗ cần được vận hành theo một chuỗi liên kết xuyên suốt từ trồng rừng/nhập khẩu – chế biến nguyên liệu – chế biến thành phẩm – hương mại để tăng t khả năng cạnh tranh của ngành hàng trên thị trường. Trong ngắn hạn có thể hình , thành các liên kết gắn với một vài mắt xích trong chuỗi cung ứng và dần dần kết nối các liên kết ngắn thành các liên kết dài hơn để hình thành và vận hành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Về nguyên tắc tiến trình liên kết trong chuỗi cung ứng là do thị , trường điều tiết và vận hành. Tuy nhiên, để thúc đẩy tiến trình này trong giai đoạn đầu, chính phủ cần có những ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp có các liên kết trong sản xuất đồ gỗ.
Hai là, mở rộng quy mô sản xuất để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh
tranh. Số lượng doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nhiều nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ và vừa. Mở rộng quy mô các doanh nghiệp này dựa trên mở rộng nguồn vốn là giải pháp khó khả thi do khả năng tài chính hiện hữu của các doanh nghiệp có giới hạn. Do đó, đẩy mạnh các liên kết ngang trong sản xuất là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh hiện nay. Tức là các doanh nghiệp nhỏ cùng lĩnh vực sản xuất tiến hành liên kết sản xuất với nhau thông qua các HTX doanh nghiệp, liên minh doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp có năng lực cao hơn khi thực hiện các đơn hàng lớn, hoặc tiếp cận các nguồn nguyên liệu dễ dàng hơn. Việc liên kết ngang này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy các liên kết dọc vận hành để hình thành chuỗi ứng hoàn chỉnh cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Ba là, đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại. Chính phủ xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường thông qua các gói kích cầu. Các gói kích cầu đổi mới công nghệ cần có những quy định rõ ràng về tiêu chí để đảm bảo được thực thi và hỗ trợ hiệu quả, đúng các đối tượng doanh nghiệp cần hỗ trợ. Đồng thời, cần thay đổi tư duy trong việc nâng cao công nghệ sản xuất từ việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chế biến gỗ để nhập khẩu máy móc thiết bị sang đẩy mạnh phát triển công
nghiệp cơ khí về máy móc trong ngành chế biến gỗ. Nếu làm tốt điều này thì bên cạnh việc hạ giá thành máy móc chế biến gỗ, Việt Nam còn có thể mở rộng sản xuất, chế tạo và xuất khẩu máy móc chế biến gỗ.
Bốn là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành chế biến gỗ.,
Cần có những trung tâm đào tạo chuyên sâu về chế biến gỗ, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Trước hết, nhà nước cần ưu tiên đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, đào tạo đầu ngành để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Quá trình đào tạo cần tăng cường liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo, chú trọng đào tạo đồng bộ và kết hợp hài hòa giữa các nhóm nhân lực thuộc các loại hình đào tạo đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển và công nghệ của ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.