Nhu cầu nguồn nguyên liệu gỗ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 75 - 77)

7. Kết cấu của luận án

3.1.5. Nhu cầu nguồn nguyên liệu gỗ

Cùng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đáng kể trong gần 10 năm trở lại đây, chế biến gỗ xuất khẩu là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, năng động và thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Với sự tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian qua, nhu cầu nguyên liệu gỗ cho ngành chế biến gỗ ngày càng gia tăng mãnh mẽ. Với các chủng loại đồ gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ được sản xuất của Việt Nam, nguồn nguyên liệu được sử dụng trong ngành chế biến gỗ bao gồm các loại sau:

- Nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ: các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhóm sản phẩm có mã HS94 từ HS9401 đến HS9404 như như đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, phòng ăn và đồ nội thất văn phòng. Đây cũng là nhóm sản phẩm có giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu chủ yếu trong ngành chế biến gỗ với kim ngạch xuất khẩu trung bình giai đoạn 2011 2018 chiếm 75% tổng kim ngạch - xuất khẩu toàn ngành (ITC, 2018; VIFORES, 2019). Để sản xuất các loại đồ gỗ như trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần đến các nguyên liệu như: gỗ tròn, gỗ xẻ, sợi gỗ, ván gỗ, ván ép, các nguyên liệu mây tre, nứa cho thủ công mỹ nghệ và sản phẩm phụ trợ. Năm 2018, Việt Nam cần khoảng 13,1 triệu m gỗ quy tròn cho hoạt động sản 3

xuất các mặt hàng đồ gỗ (VIFORES, 2019). Nguồn nguyên liệu này được cung ứng chủ yếu bởi nguồn gỗ nhập khẩu.

- Nguyên liệu cho sản xuất dăm gỗ: hàng năm, Việt Nam cũng sản xuất và xuất khẩu một lượng lớn dăm gỗ thuộc mã HS4401. Nguyên liệu cho sản xuất dăm gỗ chủ yếu là các loại cây gỗ từ rừng trồng trong nước như keo, tràm và các loại phế liệu sau cưa xẻ. Ước tính năm 2018, Việt Nam cần khoảng 13 triệu m gỗ quy tròn cho hoạt 3

động sản xuất dăm gỗ xuất khẩu (VIFORES, 2019).

- Nguyên liệu cho sản xuất ván gỗ: ván gỗ nhân tạo là một xu thế sản xuất của các côn ty chế biến đồ gỗ trên thế giới trong những năm gần đây, thuộc mã HS4407. g Theo (VIFORES, 2019), ván nhân tạo là mặt hàng sử dụng lượng lớn gỗ nguyên liệu

trong nước, năm 2018 Việt Nam đã sử dụng trên 6,67 triệu m3 gỗ quy tròn cho sản xuất xuất khẩu các sản phẩm các loại ván nhận tạo. Nguyên liệu cho sản xuất loại sản phẩm này chủ yếu từ nguồn rừng trồng trong nước.

- Nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ: các sản phẩm khác từ gỗ mà Việt Nam xuất khẩu thuộc mã HS44 (trừ dăm gỗ và ván gỗ) như đồ lưu niệm, khung tranh, khay sơn mài, chặn giấy, cửa gỗ, ván ghép, tay vịn cầu thang, ván nhân tạo, viên nén nhiên liệu… Năm 2018, Việt Nam cần khoảng 6,92 triệu m gỗ quy tròn cho 3

hoạt động sản xuất các sản phẩm từ gỗ thuộc nhóm này. Nguyên liệu cho sản xuất loại sản phẩm này chủ yếu từ nguồn rừng trong nước và một phần từ nhập khẩu (VIFORES, 2019).

Với những số liệu nêu trên, tổng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ cho xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 là gần 40 triệu m gỗ quy 3

tròn. Trong đó, sản xuất dăm gỗ và đồ gỗ có nhu cầu lớn nhất về nguồn nguyên liệu.

Hình 3.2: Tỷ trọng nguyên liệu gỗ (m ) sử dụng trong chế biến gỗ 3

Nguồn: Theo dữ liệu của VIFORES,2019

Về tình hình cung ứng nguồn nguyên liệu, tỷ trọng nguồn cung nguyên liệu gỗ nội địa cho ngành chế biến gỗ được cải thiện qua các năm, đến năm 2018, tỷ trọng khai thác trong nước đã có thể cung ứng được 75% nhu cầu sản xuất với sản lượng tương đương 30 triệu m gỗ quy tròn (VIFORES, 2019). Diện tích rừng trồng ở Việt 3

Nam ngày càng được chú trọng để đạt được chứng chỉ rừng FSC nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu về nguồn gốc nguyên liệu gỗ đảm bảo hợp pháp cho sản ,

xuất và xuất khẩu. Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, gỗ nhập khẩu thuộc nhóm có rủi ro thấp và nguồn gốc hợp pháp hơn có xu hướng ổn định và tăng dần, ngày , càng đảm bảo tốt hơn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu của các đối tác nhập khẩu nước ngoài.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)