7. Kết cấu của luận án
2.4.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Về nguồn dữ liệu nghiên cứu, để nguồn dữ liệu sử dụng đảm bảo tính chính xác, nghiên cứu tiến hành thu thập từ các tổ chức uy tín trên thế giới và ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam, thuế nhập khẩu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của trung tâm TMQT (cơ sở dữ liệu Trademap - ITC).
- Dữ liệu về GDP của Việt Nam, GDP của các nước nhập khẩu đồ gỗ, dân số của các nước nhập khẩu đồ gỗ được thu thập từ cơ sở dữ liệu ngân hàng thế giới (cơ sở dữ liệu databank.worldbank).
- Dữ liệu về vốn giải ngân FDI vào Việt Nam và nguồn lao động của Việt Nam được thu thập từ cơ sở dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam.
- Dữ liệu về nguồn cung nguyên liệu gỗ khai thác của Việt Nam được thu thập từ dữ liệu của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ NN&PT nông thôn.
- Dữ liệu về lãi suất cho vay VND và tỷ giả VND/USD được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Thomson Reuters (Trung tâm nghiên cứu kinh tế tài chính – UEL).
- Dữ liệu về khoảng cách giữa các quốc gia (đo khoảng cách giữa hai thủ đô của hai quốc gia) được thu thập từ trang web : http://vn.toponavi.com.
- Dữ liệu về tham gia các tổ chức WTO, APEC và FTA: được thu thập trực tiếp trên tổ chức thương mại thế giới (www.wto.org), tổ chức APEC (www.apec.org) và VCCI (www.trungtamwto.vn).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Phương pháp tiếp cận của luận án là kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tổng hợp, phân tích, . đánh giá các cơ sở lý thuyết về TMQT, mô hình lực hấp dẫn trong TMQT, các nghiên cứu thực nghiệm về TMQT trên nền tảng mô hình lực hấp dẫn trong TMQT, nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ, thực trạng sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Ngoài ra phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng trong việc thảo luận để lấy , ý kiến của các chuyên gia đối với mô hình và các kết quả nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc chạy mô hình kinh tế lượng và có những kiểm định phù hợp trên chương trình Stata để xác định sự phù hợp và mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (pannel data), tức từng yếu tố được xem xét trong sự thay đổi về cả thời gian và không gian. Các biến được xem xét trong khoảng thời gian 18 năm từ 2001- 2018 và trong không gian 73 quốc gia nhập khẩu đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra phân tích về độ trễ của các biến giải thích trong mô hình cũng được thực hiện với dữ liệu quan sát trễ đối với các biến giải tích trong 1 hoặc 2 năm.
CHƯƠNG 3: PHÂN TCH THỰC TRNG SẢN XUẤT V XUẤT KHẨU Đ GỖ VIỆT NAM