7. Kết cấu của luận án
3.1.1. Số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 8 sau điện thoại, dệt may, điện tử, giày dép, máy móc, thủy sản và nông sản (Bộ công thương, 2019). Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á, thứ 2 Châu Á và thứ 5 trên thế giới (ITC, 2019). Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong chuỗi giá trị ngành gỗ, các doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ đóng vai trò hạt nhân. Xét theo tính pháp lý của các chủ thể sản xuất, có thể chia các chủ thể chế biến gỗ thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các doanh nghiệp chế biến gỗ. Đây là nhóm chủ thể có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được điều tiết theo luật doanh nghiệp và các pháp luật có liên quan. Số liệu thống kê của các tổ chức về số lượng các doanh nghiệp dạng này có sự chệnh lệch nhỏ. Tuy nhiên, tất cả đều có chung xu hướng chung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ đã có sự gia tăng mạnh mẽ từ năm 2000. Theo VCCI (2011), trong giai đoạn 2000-2010, số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ đã chỉ từ 741 doanh nghiệp trong năm 2000 tăng lên 1.710 vào năm 2005 và 3.098 doanh nghiệp vào năm 2010. Năm 2015, số doanh nghiệp theo loại này đã là 3.934 doanh nghiệp và hiện nay là khoảng 4.200 doanh nghiệp; trong đó, có khoảng 3.200 doanh nghiệp ngành gỗ trực tiếp có các hoạt động xuất khẩu, với khoảng 16,5% là các doanh nghiệp FDI (Forest Trends, 2019). Sự phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay cũng không đồng đều. Có khoảng 70% số doanh nghiệp tập trung ở phía Nam, đặc biệt là ở Bình Dương, Đồng Nai và Nam Trung Bộ như Bình Định, Quảng Nam (VnDirect, 2016). Trong thời gian qua, ngành chế biến gỗ đã được cải thiện đáng kể với các chính sách, pháp luật thông thoáng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, mức độ
hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện gia tăng hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gỗ, từ đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ qua các năm
Năm 2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018
Số lượng DN 741 1.710 3.098 3.934 4.095 4.152 4.200
Tăng tưởng - 56,67% 44,80% 21,25% - - 6,33%
Nguồn: VCCI (2011) & Forest Trends (2019) Nhóm 2: Các cơ ở chế biến gỗ nằm trong các làng nghề.s Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 300 làng nghề gỗ đang hoạt động và đã tăng hơn 13% so với năm 2010 (VIFORES, 2018). Các cơ sở trong các làng nghề gỗ có thể được hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp và tuân theo các quy định điều tiết của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn là hoạt động dưới dạng hộ gia đình kinh doanh cá thể nằm trong các làng nghề chủ yếu phân bổ ở Đồng bằng Sông Hồng khoảng 35% (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2012), phần còn lại phân tán khắp phạm vi cả nước. Các hộ sản xuất này thường hoạt động theo sự điều tiết của các quy định pháp luật về hợp tác xã, làng nghề.
Nhóm 3: Nhóm hộ gia đình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ. Nhóm này phần lớn là hộ gia đình sản xuất nghề mộc nhỏ lẻ, vừa sản xuất vừa bán lẻ sản phẩm và phân tán trong khắp phạm vi cả nước, không nằm trong các làng nghề tập trung. Hiện nay không có số liệu thống kê chính thức nào về số lượng các hộ gia đình làm nghề mộc theo dạng này.
Cả ba loại chủ thể sản xuất trong ngành chế biến gỗ nêu trêu đều tham gia sản xuất cả các mặt hàng đồ gỗ (mã HS94) và các sản phẩm khác từ gỗ (mã HS44). Trong số đó, doanh nghiệp trong nhóm 1 chủ yếu sản xuất các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu và có đóng góp nhiều nhất trong xuất khẩu đồ gỗ, các cơ sở thuộc nhóm 2 chủ yếu cung cấp các mặt hàng cho thị trường nội địa với khoảng 80% (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2012). Các hộ sản xuất nghề mộc thuộc nhóm 3 chủ yếu cung cấp các sản phẩm đồ gỗ cho thị trường nội địa ở khu vực nông thôn. Với những đặc điểm sản xuất của chủ
thể sản xuất trong ngành chế biến gỗ như trên, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề chỉ tập trung về các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu (mã HS94), các phần phân tích tiếp theo chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc nhóm thứ nhất.