Những thành công

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của luận án

3.4.1. Những thành công

Thứ nhất, về nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Bên cạnh nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần thể hiện được sự

tự chủ trong nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Cụ thể như sau: Một là, tỷ trọng nguồn cung nguyên liệu gỗ nội địa cho ngành chế biến gỗ được cải thiện qua các năm, đến năm 2018, tỷ trọng khai thác trong nước đã có thể cung ứng được 75% nhu cầu sản xuất với sản lượng tương đương 30 triệu m gỗ quy tròn;3

Hai là, rừng trồng ở Việt Nam ngày càng được chú trọng để đạt được chứng chỉ rừng FSC nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu về nguồn gốc nguyên liệu gỗ, đảm bảo tính hợp pháp cho sản xuất và xuất khẩu;

Ba là, nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu thuộc nhóm có rủi ro thấp và nguồn gốc hợp pháp hơn có xu hướng ổn định và tăng dần, ngày càng đảm bảo tốt hơn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu của các đối tác nhập khẩu nước ngoài.

Thứ hai, về hoạt động sản xuất đồ gỗ xuất khẩu,cùng với sự chủ động về nguồn nguyên liệu, hoạt động sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp đã có những phát triển mạnh mẽ để có có thể mang về kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Cụ thể như sau:

Một là, các doanh nghiệp chế biến gỗ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, so với các ngành khác thì ngành hàng đồ gỗ ở cả các doanh nghiệp khu vực nội địa và đầu tư FDI đều có những hoạt động sôi động quanh năm;

Hai là, các doanh nghiệp lớn sản xuất đồ gỗ đã đầu tư những dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa các công đoạn. Quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI đặt đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến công nghệ và vận hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại;

Ba là, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đặc biệt là công nghệ tự động hóa trong chế biến và bảo quản lâm sản, sử dụng phế liệu, phụ phẩm trong lâm nghiệp để tiết kiệm chi phí và nâng cao tỷ lệ thành phẩm.

Thứ ba, về xuất khẩu đồ gỗ, chế biến gỗ Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ luôn nằm trong tốp các nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực của đất nước. Cụ thể như sau:

Một là, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ có sự gia tăng mạnh qua các năm trong suốt giai đoạn 2011 2018. Trong đó, tỷ trọng kim ngạch của - nhóm đồ gỗ có xu hướng tăng dần so với nhóm còn lại (chủ yếu là dăm gỗ và ván gỗ nhân tạo), kết quả này cho thấy quá trình chuyển dịch đã đi theo hướng ngày càng xuất khẩu nhiều hơn đối với các sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao so với nhóm nguyên liệu gỗ có giá trị gia tăng thấp;

Hai là, xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình toàn ngành chế biến gỗ, trung bình 11,85%/năm cho toàn giai đoạn 2011-2018, tốc độ tăng trưởng cao của nhóm hàng đồ gỗ với giá trị gia tăng cao đã giúp ngành gỗ vượt qua các mục tiêu cụ thể theo quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 trước thời hạn 2 năm;

Ba là, thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đa dạng, xu hướng xuất khẩu đồ gỗ vào các thị trường trọng điểm đều tăng qua các năm, đặc biệt là đồ gỗ Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao vào thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung diễn ra những năm gần đây;-

Bốn là, các doanh nghiệp Việt Nam luôn chú trọng việc đổi mới sản phẩm, bên cạnh duy trì ổn định các dòng sản phẩm truyền thống phù hợp với lợi thế, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã bắt đầu đầu tư công nghệ để sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm đồ gỗ mới, phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng mới của thị trường.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)