7. Kết cấu của luận án
2.1. Phương pháp tiếp cận và quy trình nghiên cứu
Về phương pháp tiếp cận: phương pháp tiếp cận của luận án là kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc phân tích, đánh giá, tổng hợp và tham vấn ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, hoàn thiện các đánh giá kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng vận hành các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ sau khi nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua chạy mô hình kinh tế lượng hồi quy và có những kiểm định phù hợp trên chương trình Stata để xác định sự phù hợp và mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tiến hành thảo luận và tham vấn ý kiến chuyên gia để đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Về quy trình nghiên cứu, quy trình tiếp cận nghiên cứu cụ thể như sau: Bước 1: Nghiên cứ tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất u khẩu và xuất khẩu đồ gỗ trong và ngoài nước;
Bước 2: Nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết liên quan về TMQT và các yếu tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của các quốc gia;
Bước 3: Đánh giá lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu;
Bước 4: Xác định công cụ xử lý dữ liệu, xác định loại và nguồn dữ liệu, thu thập và xử lý các dữ liệu cho các biến theo mô hình nghiên cứu đã xác định;
Bước 5: Chạy mô hình kinh tế lượng, thực hiện các kiểm định mô hình để kiểm định các giả thuyết đặt ra trên chương trình Stata;
Bước 6: Thu thập, phân tích các tài liệu, chính sách, dữ liệu về các yếu tố chính tác động lên xuất khẩu đồ gỗ từ kết quả của mô hình định lượng.
khẩu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam để phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu và lợi thế so sánh trong xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam;
Bước 8: Thảo luận các kết quả nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia và đề xuất các giải pháp cho phát triển ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau:
Phân tích thực trạng các yếu tố chính tác động đến xuất khẩu đồ gỗ từ kết quả
định lượng
Bước 6 Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố tác động
Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Trình tự
Bước 1 Tổng hợp, đánh giá các lý thuyết về
TMQT
Xác định lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu
Bước 2 cứu ứng dụng mô hình hấp dẫn thương Nghiên cứu tổng quan về các nghiên mại và xuất khẩu đồ gỗ
Xác định khoảng trống
nghiên cứu
Bước 3 Đánh giá lý thuyết, tổng quan: xây dựng
mô hình và giả thuyết nghiêncứu
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp
Bước 4 Xác định bộ dữ liệu, công cụ xử lý,
thu thập và xử lý dữ liệu
Bộ dữ liệu nghiên cứu được
xử lý đáp ứng yêu cầu
Bước 5 Chạy mô hình kinh tế lượng, kiểm định mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra
Kết quả ước lượng mô hình với những kiểm định phù
Bước 7 Phân tích thực trạng sản xuất, xuất
khẩuđồ gỗ của Việt Nam
Bước 8 Thảo luận các kết quả nghiên cứu
, tham vấn ý kiến chuyên gia và đề xuất các
giải pháp
Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ
Các hàm ý giải pháp phát triển
Hình 2.1: Tổng hợp quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất
2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Thứ nhất, phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, được sử dụng như sau:
- Sử dụng để tổng hợp, phân tích, đánh giá các cơ sở lý thuyết về TMQT, mô hình về dòng chảy TMQT, các nghiên cứu thực nghiệm về TMQT trên nền tảng mô hình lực hấp dẫn trong TMQT và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ.
- Sử dụng để tổng hợp, phân tích, đánh giá: các dữ liệu, báo cáo liên quan đến tình hình sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua theo các phạm vi nghiên cứu đã xác định; thực trạng về các yếu tố chính tác động đến xuất khẩu đồ gỗ từ kết quả nghiên cứu định lượng.
Thứ hai, phương pháp so sánh, được sử dụng như sau:
- Sử dụng để so sánh, đánh giá các lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm, làm cơ sở để lựa chọn lý thuyết và mô hình cho nghiên cứu.
- Sử dụng để so sánh sự biến động và thay đổi của các biến số nghiên cứu theo thời gian như giá trị sản xuất, kim ngạch xuất nhập khẩu… và theo không gian như thị phần xuất khẩu vào các nước, phân bổ các cơ sở sản xuất đồ gỗ, thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu.
- Sử dụng để so sánh, đánh giá về lợi thế so sánh trong xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và các nước xuất khẩu gỗ hàng đầu trên thế giới, bổ sung cho kết quả đánh giá về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp chuyên gia, được sử dụng như sau:
- Sử dụng trong việc phỏng vấn để lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành, các nhà khoa học đối với mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Dựa trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu tổng quan, đề xuất mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Với mô hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ mới đề xuất, tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà nghiên cứu trong ngành gỗ, các chủ doanh nghiệp lớn sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, chủ tịch hiệp hội đồ gỗ về sự phù hợp của các yếu tố, loại bỏ hoặc tiếp tục bổ sung thêm những yếu tố mới phù hợp với điều kiện
sản xuất và xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam (Phụ lục: Bảng hỏi phỏng vấn sâu chuyên gia).
- Sử dụng trong quá trình thảo luận với các chuyên gia về kết quả nghiên cứu để thu thập thêm ý kiến làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. ết quả nghiên cứu định lượng, thực trạng về sản xuất và xuất K khẩu đồ gỗ sau khi hoàn thành được gửi cho các các chuyên gia để tham vấn ý kiến, đặc biệt là tham vấn về thực trạng các yếu tố tác động đến ngành gỗ như: nguồn nguyên liệu, lãi suất, đầu tư, tỷ giá, chính sách cho xuất khẩu dăm gỗ, tham gia vào các hiệp định thương mại và các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian tới phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, tương ứng với các kết quả nghiên cứu đã nhận diện được (Phụ lục: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn).
2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng