Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 65 - 66)

7. Kết cấu của luận án

2.3.2. Phương pháp phân tích

Sau khi ước lượng, thực hiện các kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có), tiến hành các phân tích cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích và đánh giá các biến có ý nghĩa và không có ý nghĩa trong mô hình để so sánh với giả thuyết, giải thích nguyên nhân các biến không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra, trong đó có sự so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam;

Thứ hai, phân tích độ lớn các hệ số hồi quy của các biến có nghĩa trong mô hình, làm cơ sở cho việc thảo luận mức độ tác động của các yếu tố và đề xuất các hàm ý giải pháp ưu tiên phát triển để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu ngành gỗ trong thời gian tới.

Thứ ba, phân tích mức độ phù hợp của mô hình để xác định sự phù hợp của mô hình được lựa chọn nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, bổ sung vào lý thuyết mô hình lực hấp dẫn thương mại những yếu tố tác động mới phù hợp với đối tượng và không gian nghiên cứu đã xác định.

Thứ tư, ước lượng lại mô hình với độ trễ của các biến giải thích nhằm kiểm tra sự tác động của các chính sách, yếu tố lên xuất khẩu đồ gỗ sau một thời gian vận hành. Kết quả tác động trễ của yếu tố lên xuất khẩu đồ gỗ cung cấp các cơ sở rõ ràng hơn trong việc đề xuất các giải pháp tương ứng với lộ trình thực hiện.

2.4. Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)