7. Kết cấu của luận án
3.1.6. Năng lực và chủng loại sản xuất
Về năng lực sản xuất, với khoảng 4.200 doanh nghiệp và quy mô 300.000 nghìn lao động trên cả nước, hàng năm ngành chế biến gỗ tạo ra giá trị sản xuất lên đến hơn 13,8 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2019).
Năng lực sản xuất trung bình giai đoạn 2011 2018 tăng 5% mỗi năm, kim ngạch - xuất khẩu đứng đầu các nước Đông Nam Á, đứng thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu luôn nằm trong 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam (ITC, 2018). Tuy nhiên, năng lực trong sản xuất ngành chế biến gỗ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Kết quả năng suất lao động không phải chỉ dựa vào các yếu tố nguyên liệu đầu vào như nguyên liệu, nhân công mà còn phụ thuộc vào mẫu mã sản phẩm, thương hiệu sản phẩm để mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm. Chính vì điều đó mà mặc dù với số lượng doanh nghiệp và nguồn lao động phục vụ trong ngành tương đối lớn nhưng ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn có năng suất lao động thấp hơn do mẫu mã và công nghệ chế biến chưa hiện đại.
Về chủng loại sản phẩm, Việt Nam sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đồ gỗ (mã hàng hóa HS94) với các sản phẩm đa dạng như đồ gỗ ngoài trời các loại, bàn ghế gỗ, đồ nội thất trong nhà, đồ nội thất văn phòng và các sản phẩm từ gỗ (mã hàng hóa HS44) như gỗ nguyên liệu, dăm gỗ, ván gỗ nhân tạo, các thành phẩm có nguồn gốc từ gỗ, bộ phận gỗ… Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ đa dạng, sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng các mẫu mã lại hầu như phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Điều đó có nghĩa là mặc dù có năng lực sản xuất nhưng Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu đồ gỗ riêng, mà chủ yếu thực hiện thụ động theo các mẫu mã được đặt hàng. Do đó, tuy ngành chế biến gỗ Việt Nam được coi là hội nhập sâu với thị trường quốc tế, chiếm thị phần lớn trên thế giới nhưng giá trị mang lại chưa tương xứng với khả năng sản xuất, Việt Nam chưa tạo được nhiều sản phẩm đặc trưng có
thể ảnh hưởng đến nhu cầu của thế giới.
Nhìn chung, khả năng sản xuất và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể trong tiến trình phát triển nhưng vẫn còn gặp những hạn chế cơ như: (i) năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế còn kém, doanh nghiệp chưa có sự chủ động trong việc xây dựng sản phẩm và tiếp cận thị trường; (ii) năng suất lao động còn thấp do trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất còn kém; (iii) giá trị gia tăng cho ngành chưa cao, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trên giá trị sản xuất còn cao; (iv) chủ yếu xuất khẩu theo phương thức FOB, chưa thể tiếp cận với chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu.