Điều hành chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 136 - 139)

7. Kết cấu của luận án

4.7.5. Điều hành chính sách tỷ giá

Kết quả ước lượng đã chỉ ra tỷ giá là yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam với độ trễ. ếu tố này chỉ có tác động tại độ trễ bằng 2 cho thấy các Y chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm gia tăng xuất khẩu đồ gỗ chỉ có thể tác động sau một thời gian triển khai tương đối dài. Phân tích tổng thể thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ làm cơ sở rõ ràng hơn trong đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Cụ thể các điểm tổng quan về điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất, chính phủ đã điều hành ổn định tỷ giá để thúc đẩy phát triển kinh tế, không chủ động phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Dưới góc độ lý thuyết, nếu tiền đồng được định giá cao, hàng hóa nội địa sẽ mất dần tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và cán cân thương mại. Ngược lại, nếu tiền đồng được định giá thấp, hàng hóa trong nước có tính cạnh tranh hơn, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu và cải thiện tốt cán cân thương mại. Tuy nhiên, đối với các nước phát triển và cơ cấu hàng hóa như Việt Nam, việc giảm giá trị VND để cải thiện xuất khẩu luôn được Chính phủ cân nhắc. Thực tế, trong thời gian qua, với việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng linh hoạt nhằm ổn định lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với các biện pháp can thiệp trực tiếp thông qua việc mua bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối, Chính phủ đã điều tiết tỷ giá phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại với các nước. Tỷ giá trong toàn giai đoạn 2011-2018 chỉ tăng trung bình 2,5%/năm, trong những năm gần đây, tỷ giá được điều hành ổn định hơn, từ năm 2012 trở đi mỗi năm chỉ tăng từ 0,5 đến 1,8%, trung bình tăng 1,4%/năm.

Hình 4.12: Tỷ giá hối đoái giaiđoạn 2001 – 2018

Nguồn: Thomson reuters, 2020

Thứ hai, so sánh với mức độ lạm phát thì mức độ tăng của tỷ giá vẫn làm cho giá trị đồng tiền VND có xu hướng cao hơn giá trị thực trong thời gian dài, tuy nhiên đã có những điều chỉnh gần với thực tế hơn trong những năm gần đây.

Trong toàn giai đoạn 2011 – 2018, trung bình tỷ giá tăng 2,66%/năm trong khi tỷ lệ lạm phát cho toàn giai đoạn này trung bìnhlà khoảng 7%/năm (WB, 2019). Đặc

biệt là trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay mặc dù tỷ lệ lạm phát ở mức thấp với , mức trung bình là 4 %/năm thì tỷ giá tăng trung bình chỉ khoảng 1,39%/năm. Nếu ,3 tính toán theo ngang giá sức mua so với lạm phát của Hoa Kỳ thì tỷ giá VND/USD trong giai đoạn 2011 – 2018 có thể tăng trung bình 3,17%/năm và giai đoạn 2012- 2018 có thể tăng trung bình 1,92%/năm. Điều này cho thấy VND có xu hướng neo giá cao hơn giá trị thực.

Tuy nhiên, cách điều hành của Chính phủ với định hướng ổn định tỷ giá đã phát huy tác dụng cao trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008. Biên độ tăng của tỷ giá vẫn cao hơn các năm khác nhưng đảm bảo không để tỷ giá thay đổi quá lớn trong bối cảnh khủng hoảng, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây, khi nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định, chính phủ đã điều hành tỷ giá dần về giá trị thực của nó so với thị trường theo ngang giá sức mua. Cụ thể từ năm 2014 đến nay, điều tiết tỷ giá VND/USD của chính phủ đã gần hơn so với thị trường và VND có xu hướng được định giá thấp hơn thị trường theo ngang giá sức mua. Điều này cũng đã góp phần không nhỏ trong thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các ngành hàng xuất khẩu chủ lực nói riêng.

Hình 4.13: Mức tăng tỷ giá VNV/USD theo thực tế và theo PPP 6

Nguồn: Thomson reuters, 2020; WB, 2020

6 Mức tăng tỷ giá VND/USD theo ngang giá sức mua PPP được tác giả tính toán dựa trên sự tương quan lạm

phát giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trog giai đoạn 2011-2018 theo dữ liệu của World Bank. Con sốnày có nghĩa là tỷ giá VND/USD có thể tăng theo đường màu xanh để đưa giá trị VND về gần với giá trị thực của nó trên

Tóm lại,quá trình điều tiết tỷ giá của chính phủ trong thời gian qua đã có tác động tích cực nhất định đến phát triển kinh tế đất nước nói chung các doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng, cụ thể ở những điểm sau:

Một là, chính phủ không chủ động phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu và đã điều tiết ổn định tỷ giá để thúc đẩy kinh tế phát triển. Biên độ tăng của tỷ giá tương đối thấp, đặc biệt từ năm 2012 đến nay, khi mà nền kinh tế đã ổn định sau khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008. Sự ổn định của tỷ giá đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu.

Hai là, VND trong thời gian dài được định giá cao hơn giá trị thực theo ngang giá sức mua đã được điều tiết về mức gần với giá trị thực theo ngang giá sức mua trong những năm gần đây. Việc này cũng đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu nói riêng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)