Khái quát chung về hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 37 - 41)

2.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng thịnh vượng

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Sự ra dời và phát triển:

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 26 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 220 điểm giao dịch với đội ngũ hơn 25.200 cán bộ nhân viên. Mạng lưới hơn 634 máy ATM/CDMs và 17.000 máy ATM kết nối với các ngân hàng khác. Tính đến hết năm 2018, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 25.300 tỷ đồng.

VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2018 đã khép lại hành trình 5 năm (2013-2018) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn đối với các tổ chức và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.

- Thực hiện dịch vụ thanh tốn giữa các ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.

- Huy động vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép.

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngồi nước dưới nhiều hình thức đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union.

Tổ chức

VPBank là ngân hàng cổ phần với ban lãnh đạo là Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban điều hành và ban kiểm soát. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng phân chia thành các khối hội sở, các chi nhánh, kênh bán hàng trực tiếp và công ty con trực thuộc sự quản lý của Ban điều hành. phục vụ các mục đích chung khác nhau. Phân chia các khối như Khối bán lẻ, Khối Quản lý rủi ro, Khối quản trị Nguồn nhân lực … để quản lý xuyên suốt từng mảng nghiệp vụ từ Trụ sở chính (TSC) đến Chi nhánh (CN) Quá trình chuyển đổi đồng nhất từ trên xuống dưới.

2.1.2. Tình hình kinh doanh của NH Việt Nam Thịnh Vượng

Kết thúc năm 2018, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2017. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt gần 9.200 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với một năm trước đó. Trong năm 2018, với mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô và bảo đảm hoạt động an toàn cho vay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách kiểm sốt tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng. Trong bối cảnh đó, hạn mức tín dụng được phê duyệt cho ngân hàng riêng lẻ (17%) và FE Credit (20%) thấp hơn mục tiêu ban đầu ngân hàng đề ra đã phần nào ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2018. Mặc dù vậy, VPBank vẫn tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất thị trường. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng doanh thu cao cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng của VPBank trên thị trường trong tương lai là rất lớn.

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn ở mức rất cao nếu xét trên quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản hợp nhất ở mức 323.300 tỷ đồng (tăng 16.4%), vốn chủ sở hữu 34.700 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 230.387 tỷ đồng (tăng 17.1%), huy động hơn 219.509 tỷ đồng (tăng gần 10%). Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt là 2,5% và 22,9%. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục được giữ ở mức cao nhất thị trường là 9%. Trong khi đó, hệ số hiệu quả chi phí trên doanh thu (CIR) tiếp tục được cải thiện ở mức 34,2% so với 35,5% năm 2017. Các chỉ số sinh lời và hiệu quả chi phí trên cho thấy VPBank là một trong những ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại.

2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.2.1. Mơ hình tổ chức kinh doanh thẻ

Hệ thống kinh doanh, phân phối sản phẩm thẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được chia làm các cấp là Khối KHCN, Trung tâm thẻ, Kênh bán hàng trực tiếp, và Chi nhánh.

Hình 2.1: Mơ hình tổ chức kinh doanh thẻ của VPBank

(Nguồn: Trung tâm thẻ VPBank)

Khối bán lẻ Trung tâm sản phẩm thẻ Hệ thống các chi nhánh Kênh bán hàng trực tiếp

• Khối bán lẻ:

Với mục tiêu đột phá về cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị ngân hàng hiện đại của HĐQT, mơ hình của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã được chuyển đổi từ chiều dọc sang chiều ngang, xuyên suốt từng mảng nghiệp vụ. Cũng như thế, Khối bán lẻ (KBL) của ngân hàng đã được thành lập để tập trung phát triển hoạt động bán lẻ từ TSC cho tới CN. Khối bán lẻ tập trung vào các hoạt động nghiệp vụ, sản phẩm bán lẻ, đẩy mạnh các gói sản phẩm bán chéo và xây dựng hình ảnh mới, tươi trẻ, năng động và nhiệt huyết về hoạt động bán lẻ của VPBank, hướng tới mục tiêu chiến lược của VPBank trong giai đoạn từ 2012 trở đi là trở thành top 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

• Trung tâm thẻ:

Trung tâm thẻ dưới sự quản lý của KBL Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, có chức năng là đầu mối chỉ đạo, quản lý và xử lý tập trung các hoạt động về phát hành, thanh toán thẻ của ngân hàng. Bên cạnh việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, quy trình, quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện triển khai hoạt động kinh doanh thẻ, Trung tâm thẻ còn thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ và các tính năng tiện ích thẻ mới; thực hiện quản lý, hỗ trợ chi nhánh và kênh bán hàng… đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ phù hợp với các kế hoạch và chiến lược phát triển. Trung tâm thẻ đang có quy mơ gần 300 cán bộ và được tổ chức gồm các phòng ban, bộ phận như ban giám đốc, phòng phát triển đối tác thẻ, phòng Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm thẻ, phòng Quản lý rủi ro nghiệp vụ thẻ, phịng Vận hành, phịng kinh doanh thẻ miền Nam.

• Hệ thống các chi nhánh:

Chi nhánh đóng vai trị là kênh phân phối bán lẻ sản phẩm thẻ. Hiện nay trong hệ thống NHVNTV, sản phẩm thẻ được coi là sản phẩm dịch vụ thuộc Phòng khách hàng cá nhân. Hàng năm các chi nhánh được giao các chỉ tiêu về phát hành thẻ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, doanh số thanh tốn thẻ từ Ban lãnh đạo NHVNTV. Hoạt động kinh doanh thẻ là hoạt động mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể cho các chi nhánh trong hệ thống NHVNTV.

Kênh bán hàng trực tiếp:

Dưới sự quản lý của Khối KHCN, kênh bán hàng trực tiếp của NHVNTV bao gồm TT cho vay tiêu dùng miền Bắc, TT cho vay tiêu dùng miền Nam, TT cho vay có TSBĐ, Phịng phát triển kinh doanh có nhiệm vụ chính là tìm kiếm nguồn khách hàng bán trực tiếp các sản phẩm như Bảo hiểm, thẻ, mở tài khoản, huy động và cho vay. Đây cũng là kênh mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)