Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 93 - 97)

Trong thời gian tới, thị trường thẻ sẽ phát triển hơn nữa, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực này, vì vậy cần có một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung; bên cạnh đó, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn về TTKDTM nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển thanh toán thẻ.

Chính phủ cần hoàn thiện và ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, định hướng xây dựng tiêu chuẩn thẻ cho thị trường thẻ nội địa Việt Nam và đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó, NHNN đầu mối phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Công thương xây dựng và ban hành các chính sách bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, mà trước mắt có thể áp dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định như giao thông, cầu đường, y tế, giáo dục…; đồng thời ban hành chính sách khuyến khích các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng tích cực chấp nhận thanh toán thẻ, giảm bớt giao dịch tiền mặt, thông qua cơ chế ưu đãi như hoàn thuế VAT cho các đơn vị đối với phần doanh thu thanh toán bằng thẻ, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho khách hàng sử dụng thẻ, đồng thời có những chế tài mạnh đối với hành vi thu phụ phí khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

NHNN cần đưa ra các cơ chế bắt buộc để tất cả các NHTT phải xử lý vi phạm, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tránh tình trạng NH xử lý không đồng đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và tình trạng NH ngày xử phạt ĐVCNT và rút máy EDC về thì có ngay NH khác đến lắp máy mới, khiến các ĐVCNT lợi dụng và không hợp tác, tuân thủ.

3.4.2.2. Khuyến khích ngân hàng mở rộng hoạt động thẻ

Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng trong đó có VPBank không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển dịch vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.

Để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ qua POS trong thời gian tới, NHNN cần triển khai hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định 2545/QĐ-TTg, một cách tổng thể và đồng bộ các giải pháp, biện pháp, lộ trình cũng như các nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan hữu quan.

Phối hợp với Bộ Công thương trong việc yêu cầu các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị POS và chấp nhận thanh toán bằng thẻ; không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với thanh toán bằng thẻ. Quan tâm và xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh toán thẻ qua POS theo đúng các quy định hiện hành; đồng thời nghiên cứu có chế tài, biện pháp xử lý có hiệu quả để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định này trên thực tế.

Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội ...). Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm phát triển thẻ chi tiêu công.

3.4.2.3. Phát triển các liên minh thẻ và hệ thống Napas

NHNN cần tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) theo nội dung quyết định 2545/QĐ-TTg nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy TTKDTM.

Napas là hệ thống giúp các ngân hàng thành viên kết nối ATM, khai thác và chia sẻ tiện ích của các ngân hàng trong cùng hệ thống. Việc tham gia vào Napas của các ngân hàng sẽ giúp cho người sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam thuận tiện hơn

rất nhiều trong việc thanh toán qua các máy ATM, bởi thay vì chỉ sử dụng ATM tại ngân hàng phát hành, khách hàng có thể sử dụng được tất cả các máy ATM của mọi thành viên thuộc Napas. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; đồng thời tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng này.

Việc phát triển liên minh thẻ và hệ thống Napas giúp cho các ngân hàng thanh toán và xử lý các giao dịch thẻ nội địa không cần phải qua các TCTQT. Do đó sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết được vấn đề chênh lệch tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho các TCTQT và các ngân hàng sẽ có điều kiện áp dụng mức phí chiết khấu thanh toán thẻ tín dụng cũng như thẻ ghi nợ đối với các giao dịch nội địa đặc biệt thấp cho các ĐVCNT, từ đó khuyến khích được việc sử dụng thẻ cũng như việc chấp nhận thẻ của chủ thẻ và ĐVCNT. Đồng thời qua đó, các thành viên có thể cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo…

NHNN cần có cơ chế yêu cầu các tổ chức chuyển mạch, ngân hàng thành viên (NHTV) thực hiện liên thông POS cho tất cả các NHTV trong các tổ chức chuyển mạch; ban hành quy định mỗi ĐVCNT chỉ được phép ký hợp đồng chấp nhận thẻ tối đa với hai ngân hàng.

3.4.2.4. Đảm bảo an toàn hoạt động thẻ

NHNN phối hợp với cơ quan Công An có biện pháp hạn chế tối đa tình trạng phá hoại, trộm cắp và lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu tại ATM nhằm giảm thiểu tổn thất về vật chất và uy tín cho NH, đảm bảo niềm tin của khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, ban hành chế tài xử lý các trường hợp gian lận, giả mạo trong giao dịch thẻ, quy định rõ ràng, cũng như có cơ chế hướng dẫn xử lý về việc đảm bảo an toàn giao dịch tại ATM để tránh việc khách hàng bị đánh cắp thông tin.

NHNN cần ban hành quy định yêu cầu các NHTM đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang thẻ chip chuẩn EMV thay cho thẻ từ đối với loại hình thẻ tín dụng nhằm

phòng chống nguy cơ rủi ro giả mạo, gia tăng khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng và đặc biệt là của ngân hàng phát hành.

Theo đó, NHNN cần ban hành hướng dẫn chính thức về việc trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hoặc phương án xử lý rủi ro, tổn thất trong hoạt động thẻ (trường hợp chưa có cơ chế trích lập) làm cơ sở cho các ngân hàng thực hiện.

3.4.2.5. Công tác thông tin tuyên truyền

NHNN cần phối hợp với Hội thẻ xây dựng chương trình truyền thông quốc gia nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng thẻ, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân; trong trường hợp, khi có phản ánh của báo chí về các vụ việc liên quan tới hoạt động thẻ, NHNN nên có tiếng nói chính thức, tránh để các sự việc riêng lẻ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển thị trường thẻ nói riêng, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)