6. Kết cấu luận văn
1.2.4. Trang bị cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ tiên tiến, hiện đại
Cơ sở vật chất là những phương tiện vật chất khác nhau tham gia vào quá trình phục vụ khách hàng trong ngân hàng. Đó là phòng giao dịch, chi nhánh, trang thiết bị, bài trí không gian…
Yêu cầu cơ sở vật chất của các ngân hàng khi phục vụ khách hàng ngày càng cao. Mỗi phòng giao dịch/chi nhánh trước khi mở đều được lựa chọn theo tiêu chí về địa điểm, đường đi lại, cơ sở hạ tầng tối thiểu… Sau khi địa điểm lựa chọn sẽ là đầu tư cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn chung của toàn ngân hàng, nhằm tạo lên sự đồng nhất - nhận diện thương hiệu ngân hàng. Khách hàng nào cũng mong muốn được vào phòng giao dịch ngân hàng không những chỉ sạch đẹp mà còn sang trọng, lịch sự, thoải mái. Các ngân hàng phải đầu tư mới cho cơ sở vật chất bao gồm không gian, trang trí, quầy bàn giao dịch, logo thương hiệu, bàn chờ, nước, quầy lễ tân, chỗ ngồi chờ, cây cảnh…
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: “Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ,
máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng”.
Trước hết, các ngân hàng đều đầu tư hệ thống công nghệ lõi core banking làm cơ sở cho các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có tiềm lực tài chính và có nhận thức nhanh nhạy đã đầu tư hệ thống này từ rất sớm, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
Đồng thời, khoảng vài năm gần đây, các ngân hàng tích cực xây dựng ngân hàng số. Mô hình ngân hàng số dựa trên nền tảng công nghệ để trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng. Giao dịch này hoàn toàn diễn ra trên môi trường mạng Internet, giúp khách hàng không phải tới ngân hàng cũng như ngân hàng không phải gặp trực tiếp khách hàng để hoàn tất giao dịch. Ngân hàng số sẽ giúp tiết kiệm chi phí hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng số này có nhiều thuận lợi trong phát triển, khi mà người dân Việt Nam sử dụng Internet và smartphone rất cao, tỷ lệ lên tới 1,4 thiết bị/người. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng 3G/4G tăng đột biến, đạt 45 triệu người vào năm 2017 và sử dụng smartphone cho hầu hết các nhu cầu đời sống hàng ngày. Mặt khác chính phủ định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng cũng tích cực phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tích hợp trong ngân hàng số. Điều này mang lại cơ hội mới để cải thiện tốc độ, tính an toàn, thuận tiện và các tính năng liên quan khác của thanh toán trong một môi trường kinh tế - xã hội đang thay đổi nhanh chóng.
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ cũng được ngành ngân hàng áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Các ngân hàng đã chủ động đầu tư, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới hiện đại như phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV, xác thực OTP, sinh trắc học, QR code… tạo sự tiện lợi và an toàn hơn trong giao dịch thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng quan tâm phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động, ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí thấp, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn bảo mật, mở ra khả năng mới để phát triển nhanh các điểm chấp nhận thẻ quy mô nhỏ, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ cho khu vực nông thôn. Một số ngân hàng Việt Nam đã có những bước đi ban đầu
trong việc hiện đại hóa, số hóa sản phẩm dịch vụ của mình, như xây dựng ngân hàng số, ứng dụng dữ liệu lớn BigData, ứng dụng công nghệ sinh trắc học…