Nguyên nhân gây ra RRTG trong hoạt động KDNH tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 32 - 33)

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT

1.1.3.3. Nguyên nhân gây ra RRTG trong hoạt động KDNH tại NHTM

Từ khái niệm rủi ro tỷ giá ở trên, có thể nhận thấy, rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có hai điều kiện: một là, ngân hàng nắm giữ trạng thái ngoại tệ (điều kiện cần), hai là tỷ giá của ngoại tệ đó với đồng nội tệ biến động (điều kiện đủ) - hai yếu tố này tồn tại thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

- Trạng thái ngoại tệ phát sinh trong hoạt động KDNH:

Hoạt động nội bảng: các hợp đồng mua, bán ngoại tệ đã thực hiện thanh toán.

Hoạt động ngoại bảng: các hợp đồng mua, bán ngoại tệ chưa đến hạn than toán.

Tổng trạng thái ngoại tệ mở:

Nếu trạng thái mở của một ngoại tệ lớn hơn 0 thì ta gọi là trạng thái dương (trường), nếu trạng thái mở của một ngoại tệ nhỏ hơn 0 thì ta gọi là trạng thái âm (đoản), nếu trạng thái mở của một ngoại tệ bằng 0 thì ta gọi là trạng thái ngoại tệ cân bằng.

- Biến động tỷ giá: Nếu tỷ giá không biến động, thì cho dù duy trì trạng thái ngoại tệ mở thì NHTM cũng không chịu rủi ro tỷ giá.

20

Trước năm 1974, tỷ giá của các đồng tiền hầu hết đều được neo cố định với đồng đô la Mỹ (chế độ tỷ giá cố định). Trong chế độ tỷ giá này, tỷ giá chỉ được dao động trong một biên độ hẹp đã thỏa thuận trước xung quanh tỷ giá trung tâm (cố định). Bắt đầu từ năm 1971, hầu hết các NHTW nhận thấy rằng, sẽ không thể duy trì lâu hơn nữa chế độ tỷ giá cố định, đặc biệt khi ngang giá sức mua (PPP) đã lệch đáng kể so với tỷ giá trung tâm. Trong bối cảnh đó, một số nước chuyển qua chế độ tỷ giá cố định bò trườn (crawling peg regime). Điều này dẫn đến nạn đầu cơ, bời vì các nhà đầu cơ có thể biết trước rằng tỷ giá sẽ thay đổi như thế nào trong nay mai, họ có thể mua hay bán ngoại tệ để tận dụng các lợi thế khi NHTW điều chỉnh tỷ giá. Cuối cùng, dưới áp lực đầu cơ ngoại tệ, các NHTW chuyển hẳn sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Rủi ro tỷ giá đối với NHTM sẽ cao hơn trong chế độ tỷ giá thả nổi so với chế độ tỷ giá cố định.

- Mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào: Độ lớn của trạng thái ngoại tệ

Mức độ biến động và hướng (tăng hay giảm của tỷ giá)

Bảng 1.1. Quan hệ giữa trạng thái ngoại tệ, biến động tỷ giá và lợi nhuận Trạng thái ngoại tệ Biến động tỷ giá Kết quả lợi nhuận

Dương Tăng Lãi

Dương Giảm Lỗ

Âm Tăng Lỗ

Âm Giảm Lãi

Cân bằng Tăng/Giảm Không ảnh hưởng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)