Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 90 - 91)

2014 – 2016

3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh

ngoại hối

Những nội dung cơ bản để hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối:

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp uỷ quyền trong phê duyệt các giao dịch kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng chuyên doanh. Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc:

Tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của Maritime Bank về hoạt động kinh doanh ngoại hối, đảm bảo lợi nhuận, an toàn và hiệu quả.

Xác định quyền chủ động, cùng với đó là việc tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, tuân thủ quy trình kinh doanh ngoại hối từ việc kiểm tra điều kiện giao dịch, chốt giá giao dịch, nhập giao dịch lên hệ thống quản lý và kiểm soát sau giao dịch.

Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, điều kiện, quy mô, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được uỷ quyền, phân cấp cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.

- Cải tiến cơ chế, quy trình thiết lập, thẩm định và phê duyệt hạn mức quản lý rủi ro: theo hướng tinh giảm thao tác (nhưng vẫn đảm chất lượng) để các hạn mức quản lý rủi ro vừa mang tính chất quản lý, vừa mang tính chất định hướng kịp thời cho hoạt động kinh doanh.

- Nghiên cứu thiết lập hạn mức giá trị chịu rủi ro (VaR) đưa vào sử dụng:

hiện tại VaR mới chỉ được tính toán theo phương pháp lịch sử, số liệu đưa ra để theo dõi và tham khảo, bộ phận quản lý rủi ro cần tăng cường nghiên cứu thêm

78

phương pháp luận về các phương pháp tính VaR khác để làm căn cứ tham khảo, đối chiếu, thống kê chuỗi dữ liệu lịch sử để hỗ trợ cho quá trình thiết lập hạn mức.

- Xây dựng quy trình, cơ chế kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro tỷ giá riêng biệt cho từng Ngân hàng chuyên doanh (Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng doanh nghiệp lớn) và từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Quy trình, cơ chế xây dựng phải phù hợp với từng NHCD, lĩnh vực, ngành nghề và gắn liền với nhu cầu của khách hàng, với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và với tính đặc thù trong kinh doanh ngoại hối của từng ngành nghề.

- Xây dựng và áp dụng chính sách đa dạng hóa danh mục kinh doanh ngoại hối về loại tiền tệ giữ trạng thái, cặp tiền tệ giao dịch và sản phẩm kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)