CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 50 - 55)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) (Maritime Bank)

2.1.1.Giới thiệu khái quát về Maritime Bank

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực, được phép hoạt động trong 25 năm. Sau đó vào ngày 7/7/2003 theo quyết định 719/QĐ-NHNN cấp lại, Ngân hàng được phép hoạt động trong 99 năm. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập gồm: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng, đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển mới với phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể. Sau 25 năm không ngừng phát triển, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, sau khi chính thức nhận sáp nhập ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015, với giá trị tổng tài sản 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2009 là giai đoạn thử thách nhất đối với Maritime Bank. Giai đoạn cuối những năm 1990, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình Maritime Bank dần lấy lại trạng thái

38

cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005. Giai đoạn 2006 – 2009, Ngân hàng đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản và toàn diện. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc bảo đảm xuyên suốt toàn hệ thống, nhờ vậy, trước những khó khăn của khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007 - 2009, Ngân hàng vẫn đứng vững.

Giai đoạn 2010 - 2016, ngành Ngân hàng đứng trước những thách thức khó khăn. Một là, tăng trưởng tín dụng có xu hướng ại (do áp lực đảm bảo an tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của hiệp ước vốn Basel II: trong khi vốn chủ sở hữ

ố ạn không còn nhiề

ải giảm tăng trưởng tín dụng, đặc biệt cho vay, đầu tư vào

các ngành nghề ủi ro cao; K ản bị siết chặt; Tỷ lệ

cho vay/tiền gửi của nhiều ngân hàng ở . Hai là, mặt bằ có xu hướng tăng do áp lực lạm phát cao cùng với việc đồng U

Tuy nhiên để đảm bảo tăng trưở

ều này ự ủa các ngân hàng. Ba là, nhu cầu tăng

vốn, nới room sở hữu nướ ầu của Basel II, theo yêu cầu của

NHNN, để đảm bảo hệ số CAR đạt tối thiể ớc 2 áp lực

tăng vốn chủ sở hữu, vốn dài hạn hoặc giảm các tài sản có rủi ro. Trong bối cảnh đó, Maritime Bank đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc định vị thương hiệu, phát chiến lược kinh doanh mới với cam kết đa dạng hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Năm 2016:

d Đặc biệt, việc vượt qua sự cố thanh khoản về tin

đồn liên quan đến Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng (tháng 07/2016) một cách nhanh chóng, không cần sử dụng tới các kênh hỗ trợ từ NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng, Maritime Bank đã khẳng định tiềm lực tài chính vững mạnh, tỷ lệ an toàn hoạt động ở mức tốt.

39

2.1.2.Sản phẩm dịch vụ và cơ cấu tổ chức của Maritime Bank

2.1.2.1. Sản phẩm và dịch vụ Maritime Bank cung cấp

Maritime Bank cung cấp các sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng, bao gồm: - Huy động vốn

Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... - Cho vay, đầu tư

Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

Cho vay tài trợ, uỷ thác. Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quố - Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán.

- Thanh toán và Tài trợ thương mại

Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection), Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

40

Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union.

Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả Kiều hối.

- Ngân quỹ

Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…).

Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…).

Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

- Thẻ và ngân hàng điện tử

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…).

Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. - Hoạt động khác

Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tư vấn đầu tư và tài chính.

Cho thuê tài chính.

Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.

Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

41

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức tại Maritime Bank

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Kiểm toán nội bộ Hội đồng quản trị UB Tín dụng và đầu tư UB Xử lý rủi ro UB QLRR

Ủy ban Nhân sự UB Chiến lược UB Kiểm toán Tổng Giám đốc HĐ QLRR Hoạt động HĐ Xử lý Rủi ro HĐ ALCO HĐ Điều hành HĐ Tín dụng và đầu tư Phó TGĐ Văn phòng MSB Ban QL tín dụng & Đầu tư

Ban PR & Marketing Ban QL Chiến lược Ban DV NH Giao dịch NH Bán lẻ NH Doanh nghiệp lớn NH Định chế tài chính Khối QLRR Khối QLTC Khối Phê duyệt TD Khối CN vận hành Ban Pháp chế NH Doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank 2016

Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank là cơ cấu chuyên hóa chức năng và tập trung quản trị tại hội sở chính.

42

2.1.3.Quy mô tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2014 – 2016 Bank giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)