Mô hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 68 - 71)

2014 – 2016

2.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro

Tại Maritime Bank, quản lý rủ ro tỷ giá trong hoạt động KDNH nằm trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của toàn Ngân hàng, thuộc nhóm rủi ro thị trường. Mô hình quản lý kinh doanh ngoại hối tập trung theo 3 cấp quản lý và 3 tuyến kiểm soát.

- Ba cấp quản lý gồm:

Cấp Hội đồng quản trị:

 Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm cuối cùng về hệ thống QLRR thị trường của Ngân hàng; Phê duyệt, ban hành, sửa đổi, bổ sung chiến lược, quản lý rủi ro thị trường, khẩu vị rủi ro thị trường theo định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết;

56

Giám sát Ban điều hành về việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro thị trường và việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro thị trường đảm bảm các rủi ro trọng yếu nằm trong hạn mức rủi ro của Ngân hàng; Xử lý kịp thời các yếu kém, khuyến nghị và phát hiện qua báo cáo của các Ủy ban thuộc HĐQT, Ban điều hành, công ty kiểm toán hoặc khuyến nghị của các cơ quan quản lý nhà nước; Đảm bảo ngân hàng có đủ nguồn lực (tài chính, con người) và các biện pháp phù hợp để thực hiện chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro thị trường của Ngân hàng.

 Ban kiểm soát: chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm toán nội bộ đối với hệ thống kiểm soát rủi ro của Ngân hàng.

 Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban xử lý rủi ro: thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT về chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và cơ chế giám sát Ban điều hành trong việc thực hiện chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và các hạn mức rủi ro trọng yếu.

Cấp hội đồng điều hành (Ban điều hành):

 Hội đồng quản lý tài sản nợ - có (ALCO): đánh giá tình hình biến động của thị trường để xây dựng cơ cấu tài sản và đưa ra các định hướng kinh doanh phù hợp thông qua việc quy định các giới hạn, hạn mức kinh doanh; Phê duyệt hạn mức quản lý rủi ro thị trường theo phân cấp thẩm quyền, giám sát rủi ro thị trường và đưa ra các quyết định giảm thiểu rủi ro thị trường tại Ngân hàng theo phân cấp thẩm quyền; Định kỳ đánh giá lại tính phù hợp của chính sách quản lý rủi ro thị trường từng thời kỳ.

 Tổng giám đốc: phê duyệt các văn bản, chính sách quản lý rủi ro thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh của Ngân hàng từng thời kỳ; Giám sát rủi ro thị trường và đưa ra các quyết định giảm thiểu rủi ro thị trường, các biện pháp xử lý vi phạm hạn mức quản lý rủi ro thị trường và trường hợp ngoại lệ tại Ngân hàng theo phân cấp thẩm quyền.

Cấp Khối/Ngân hàng chuyên doanh:

 Phòng Quản lý Rủi ro thị trường và thanh khoản - khối quản lý rủi ro (QLRR-TTTK): đầu mối soạn thảo, rà soát và sửa đổi hệ thống các văn bản, chính

57

sách quản lý rủi ro thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh từng thời kỳ và đảm bảo tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu, quy định của Pháp luật; Xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi ro thị trường theo phân cấp thẩm quyền; Thực hiện theo dõi, giám sát, cảnh báo vi phạm hạn mức rủi ro thị trường theo quy định; Đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống hạn mức và định kỳ đánh giá lại mức hạn mức quản lý rủi ro thị trường cụ thể; Thẩm định sự phù hợp của mức hạn mức quản lý rủi ro thị trường do đơn vị kinh doanh đề xuất; Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc trao đổi thông tin và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường được phê duyệt; Thực hiện các báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro thị trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro thị trường; Phối hợp với Trung tâm Basel 2 và Mô hình Rủi ro đảm bảo mô hình, công cụ đo lường, quản lý rủi ro thị trường và các tỷ lệ an toàn hoạt động phù hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của NHNN và quy định của Pháp luật; Nhận các báo cáo kiểm toán về hoạt động quản lý rủi ro thị trường, có trách nhiệm phản hồi và thực hiện các đề xuất đã cam kết liên quan đến nghiệp vụ của đơn vị mình phụ trách.

 Đơn vị kinh doanh: duy trì trạng thái rủi ro thị trường phù hợp, đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi nhuận cho Ngân hàng; Tuân thủ quy trình kinh doanh cũng như các chính sách, quy định về hạn mức quản lý rủi ro thị trường đã được phê duyệt; Đề xuất hệ thống hạn mức phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh tại đơn vị, tuân thủ và chủ động kiểm soát các hạn mức quản lý rủi ro thị trường theo phân cấp thẩm quyền; Nhận các cảnh báo vi phạm/ngoại lệ,các báo cáo quản lý rủi ro thị trường và các báo cáo kiểm toán đối với hoạt động rủi ro thị trường tại Đơn vị, có trách nhiệm phản hồi và xử lý kịp thời các đề xuất liên quan đến nghiệp vụ của đơn vị mình phụ trách (nếu có phát sinh).

 Khối pháp chế, giám sát tuân thủ: tư vấn pháp luật, giám sát việc tuân thủ các quy định của Maritime Bank trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

- Ba tuyến kiểm soát gồm:

Tuyến phòng thủ thứ nhất - Bộ phận kinh doanh: đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy định; Kiểm soát, ngăn ngừa, báo cáo, xử lý các sai phạm, hành vi gian lận trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng.

58

Tuyến phòng thủ thứ hai - Quản lý rủi ro: đảm bảo nhận diện, đo lường, giám sát trạng thái rủi ro và báo cáo về rủi ro trên toàn hàng đối với từng mảng hoạt động của Ngân hàng; Đảm bảo Ngân hàng tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, và chịu trách nhiệm xây dựng, sửa đổi chính sách, hạn mức, quy trình quản lý rủi ro của Ngân hàng.

Tuyến phòng thủ thứ ba - Kiểm toán nội bộ: là tuyến kiểm soát cuối cùng, thực hiện kiểm toán trên cơ sở rủi ro và kiểm toán chung; Chịu trách nhiệm đánh giá độc lập, khách quan đối với hiệu quả hoạt động của 2 tuyến đầu; Đưa ra kiến nghị đối với Ban kiểm soát, HĐQT nhằm khắc phục, sửa đổi những bất cập trong hoạt động của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.11. Mô hình tổ chức bộ máy Quản lý rủi ro tại Maritime Bank TUYẾN THỨ BA

TUYẾN THỨ HAI

TUYẾN THỨ NHẤT

HĐQT

Ủy ban Xử lý Rủi ro Ủy ban Quản lý Rủi

ro và Kiểm toán Giám đốc Pháp chế Hội đồng ALCO TT.Basel II & MHRR P.QLRRTT&TK H Đ Q T H Đ Đ H K hố i/ N H C D

Đơn vị kiểm soát tại NHCD Tổng Giám đốc Giám đốc Khối Rủi ro Tổng Giám đốc các NHCD Bộ phận kinh doanh Ban Kiểm soát/

KTNB

Hội đồng XLRR

Bộ phận pháp chế, giám sát tuân thủ

Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)