Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 58 - 60)

2014 – 2016

2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank

Biểu đồ 2.4. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank giai đoạn 2014-2016

Quy trình Kinh doanh Ngoại hối tại Martime Bank

Các giao dịch đều phải tuân thủ theo hướng dẫn tại TT 15/2015/TT-NHNN

Ngân hàng Định chế Tài chính (FI) tại HO

Các Ngân hàng Chuyên Doanh tại CN

Đối tác (Khách hàng) thị trường 1 Đối tác thị trường 2 Bộ phận giao dịch ngoại tệ (giao dịch NT/VND) Bộ phận dịch vụ môi giới (giao dịch

NT/NT) Bộ phận giao dịch Vàng và Ngoại tệ tiền mặt - Đối tác Liên ngân hàng - Đối tác trên Sàn quốc tế NH Bán lẻ NH Doanh nghiệp lớn NH Doanh nghiệp Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua/bán ngoại tệ Nguyên tắc quản lý trạng thái toàn hàng tập trung ở hội sở (FI) NHCD không giữ trạng thái, thực hiện mua/bán với khách hàng thì bán/mua tương ứng với FI FI

Phải đủ điều kiện theo TT 15/2015/TT- NHNN

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

- Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động KDNH tại Maritime Bank

Toàn bộ trạng thái ngoại tệ tập trung ở Hội sở (Ngân hàng Định chế Tài chính - FI),

Các giao dịch phải tuân thủ các điều kiện quy định tại thông tư 15/2015/TT- NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, và các quy định nội bộ.

46

- Các bộ phận kinh doanh trong hoạt động KDNH tại Martime Bank

Ngân hàng Định chế Tài chính: vai trò trung tâm, nơi tập trung trạng thái của toàn ngân hàng, cân đối nguồn và giá cả các ngoại tệ.

 Các đối tác được thực hiện giao dịch: đối tác thị trường 1 (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua/bán ngoại tệ và đủ điều kiện), FI tại chi nhánh sẽ thực hiện các giao dịch này, đối tác thị trường 2 (đối tác liên ngân hàng, đối tác trên sàn giao dịch quốc tế có nhu cầu thực hiện giao dịch ngoại tệ), FI tại hội sở sẽ thực hiện các giao dịch này, ngoài ra FI tại hội sở cũng sẽ thực hiện các giao dịch mua, bán với các NHCD tại chi nhánh để đóng trạng thái cho chi nhánh.

 Các bộ phận kinh doanh: bộ phận giao dịch ngoại tệ (chuyên giao dịch NT/VND), Bộ phận dịch vụ môi giới (chuyên giao dịch NT/NT), bộ phận giao dịch Vàng và Ngoại tệ tiền mặt.

Các NHCD khác: Ngân hàng Doanh nghiệp lớn (chuyên phục vụ các khác hàng là Doanh nghiệp lớn), Ngân hàng Doanh nghiệp (chuyên phục vụ các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ), Ngân hàng Bán lẻ (chuyên phục vụ các khách hàng là cá nhân, tổ chức tài chính vi mô…), khi phát sinh trạng thái với khách hàng, NHCD phải bán hết về hội sở.

- Phần mềm quản lý giao dịch

Tại chi nhánh: giao dịch với khách hàng được nhập trê phần mềm BDS, một phân hệ của Core Banking.

Tại hội sở: giao dịch với đối tác và với chi nhánh được thực hiện trên hệ thống phần mềm quản lý giao dịch hiện đại Kondor Plus (K+)

- Đánh giá về mô hình kinh doanh ngoại tệ tại Maritime Bank: là một mô hình được xây dựng theo chuẩn quốc tế, với tính năng chuyên hóa cao theo từng loại hình đối tác kinh doanh, toàn bộ trạng thái và giá cả được quản lý tập trung tại hội sở giúp giảm thiểu rủi ro, phần mềm ứng dụng và hỗ trợ hiện đại.

47

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)