2014 – 2016
3.3.2.4. Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng, bám sát lộ trình
khai Basel II trên toàn hệ thống NHTM
Thời gian vừa qua, môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, thị trường tài
chính - ạt động mới, sản phẩm mới,
phân khúc thị trường mớ ịu tác động lớn từ bên ngoài do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, những yếu kém, tồn tại về quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật trong hoạt động bộc lộ tại nhiều TCTD chưa được kịp thời khắc phục, xử lý. Chính vì vậy, tăng cường năng lực thanh tra giám sát của cơ quan quản lý (NHNN) là một yêu cầu bức thiết được đặt ra. Các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm:
- Hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý và quy chế an toàn hoạt động ngân hàng theo hướng áp dụng các nguyên tắc của Basel II và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm tạo ra môi trường hoạt động ngân hàng lành mạnh và tạo động lực khuyến khích các TCTD nâng cao năng lực quản trị, năng lực quản lý rủi
86
ro. Ngày 17/3/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH gửi các TCTD về việc triển khai thực hiện Basel II trên toàn hệ thống TCTD theo lộ trình đến 2020 (bao gồm cả 03 trụ cột). Trong đó, trụ cột I quy định về việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, trụ cột II quy định về việc nâng cao năng lực điều hành, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro (bao gồm đánh giá nội bộ về mức đủ vốn – ICAAP) của TCTD nhằm bảo đảm sự an toàn và phát triển bền vững của từng TCTD nói riêng và an toàn hệ thống nói chung, trụ cột III quy định về kỷ luật thị trường, công khai, minh bạch thông tin. Ngày 30/12/2016 NHNN đã ban hành TT 41/2016/TT-NHNN, quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dựa trên phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (trụ cột I). Ngày 01/03/2017, NHNN bắt đầu lấy ý kiến các tổ chức tín dụng cho dự thảo thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thay tế TT 44/2011/TT-NHNN) (trụ cột I và II được đề cập). NHNN cần đẩy mạnh quá trình đưa thông tư thay thế TT 44 có hiệu lực và tiếp tục ban hành các văn bản quy định liên quan tới trụ cột III vào thực tiễn.
- Tăng cường thanh tra, giám sát rủi ro cùng với đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của các TCTD đi đôi với việc tăng cường chế tài xử lý vi phạm. Trọng tâm của thanh tra, giám sát rủi ro là xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý. Do đó, cần hình thành, chuẩn hóa phương pháp và quy trình thanh tra, giám sát rủi ro để triển khai thống nhất.
- Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao tính tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát có liên quan ở trong nước và quốc tế.
- Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt quyết định chất lượng, hiệu quả thanh tra, giám sát và tiến trình đổi mới công tác quản lý, giám sát ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tạo dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng có
87
năng lực, trình độ chuyên môn tốt là vấn đề chiến lược lâu dài, nhưng cần phải được bắt đầu ngay và triển khai quyết liệt.